Nghèo khó vì đẻ nhiều con

11:06 04/04/2008
Cũng chính vì đẻ nhiều nên trông chị Mại (xã Môn Sơn, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) già đi trước cả chục tuổi. 7 đứa con nheo nhóc, không thể có điều kiện quan tâm, chăm sóc con chu đáo. Nhà cửa trông chẳng khác gì cái lều dựng tạm.

Bản Co Phạt là một trong những nơi vùng sâu, vùng xa của tỉnh Nghệ An, nằm trong mốc giới hành chính của xã Môn Sơn, huyện Con Cuông tỉnh này. Con đường độc đạo vào bản là đường thủy.

Nhưng do địa hình sông Giăng hiểm trở nên phương tiện giao thông đi lại trên con sông này chỉ là một số chiếc bè tre, vài chiếc thuyền máy loại nhỏ và đôi ba chiếc thuyền độc mộc. Từ trung tâm xã Môn Sơn vào tới bản Co Phạt, nếu ngồi trên thuyền máy sẽ mất khoảng 3 giờ đồng hồ.

Trong bản này có hơn 400 con người sinh sống và hầu hết là người Đan Lai. Cũng do đoạn đường từ bản ra tới xã quá xa nên chẳng mấy khi đồng bào dân tộc Đan Lai ra khỏi làng. Với người dân tộc Đan Lai thì việc đẻ nhiều con là một điều rất quý.

Theo chân một cán bộ xã Môn Sơn tới nhà anh La Văn Thái và chị La Thị Mại, chúng tôi đã hiểu được thế nào là cái sự đẻ nhiều. Anh Thái sinh năm 1983 mà đã có bảy đứa con. Nghe nói vợ anh còn đang mang thai đứa thứ tám. Ngôi nhà gia đình anh Thái tuềnh toàng, chẳng có một đồ vật gì có giá trị.

Bốn vách nhà hở hoác, thông thống từ trước ra sau, chắp vá khắp mọi nơi mà vẫn gió điềm nhiên lùa vào. Bảy đứa con của vợ chồng anh Thái đều bé nhỏ, bẩn thỉu, đen đúa và ăn mặc rách rưới. Thậm chí có đứa còn chẳng đủ quần, áo mà mặc. Anh Thái bận đi rừng nên nhà chỉ còn bảy đứa nhỏ và chị Mại. Gia đình đang bữa ăn trưa. Đồ ăn duy nhất chỉ là một giá cơm thủng tứ tung đặt giữa tám mẹ con chị Mại. Bảy đứa trẻ tay thìa, tay bát xúc cơm thật lực đưa vào miệng nhai ngon lành.

Sự có mặt của những người khách lạ như chúng tôi chẳng làm cho chúng thấy lạ lẫm. Vẻ mặt chúng hồn nhiên, hướng những đôi mắt tròn xoe nhìn khách lạ. Tôi lại gần bế một đứa trẻ, nó chẳng phản ứng gì mà vẫn cứ hồn nhiên ăn cơm, chẳng có khái niệm người lạ và quen hơi là gì cả. Chúng cũng không mặn mà gì khi ai đó ôm bẵm chúng.

Ngay cả sự chịu đựng với thời tiết của chúng cũng khiến cho người khác phải ngạc nhiên. Trong khi chúng tôi mặc áo dài, quần bò mới thấy vừa với tiết trời se lạnh, thì bọn trẻ vẫn chỉ vận độc một cái áo, hoặc cái quần trên người thôi mà sắc mặt vẫn tỉnh queo.

Thiếu thốn như thế, nhưng ơn trời, các con của vợ chồng chị Mại trông đều khỏe mạnh. Mà lạ thật, trong khi cái ăn không có, bệnh xá cũng không, y, bác sĩ thì ở cách xa bản vài chục cây số, đường giao thông bộ không có, nhưng họ vẫn cứ đẻ sòn sòn năm một (?!).

Tôi hỏi chuyện sinh nở. Chị Mại cười ngượng nghịu rồi chỉ tay ra góc nhà: "Đó, em quây kín góc nhà lại rồi sinh luôn". Trong lúc nói chuyện với chị Mại, chúng tôi phải nhờ một cán bộ ở đây phiên dịch giúp (vì chị Mại chưa thành thạo tiếng Kinh). Chúng tôi hỏi vui chị Mại: "Đẻ nhiều như vậy, người chị xấu đi, chồng có vợ khác thì sao?". Chị Mại cười tươi: "Không lo đâu cán bộ ơi, nhà có thêm người là thêm con, đông vui lắm chớ, sao lại phải lo".

Những người sống ở bản Co Phạt nhiều năm, ngoại trừ cô giáo Vi Thị Khúc và một số cán bộ, chiến sỹ Biên phòng "cắm bản" hiểu rõ việc sinh đẻ nhiều con là vất vả và lạc hậu thế nào, còn lại ở bản này, đại đa số từ người già đến người trẻ đều có chung quan niệm rằng "đẻ nhiều con mới quý". Và nếu như chưa sinh được con trai thì phải sinh bằng được mới thôi.

Cũng chính vì đẻ nhiều nên trông chị Mại già đi trước cả chục tuổi. Con cái nheo nhóc, không thể có điều kiện quan tâm, chăm sóc con chu đáo. Nhà cửa trông chẳng khác gì cái lều dựng tạm.

Trường hợp của vợ chồng anh Thái, chị Mại không phải là hiếm ở bản Co Phạt. Trong thời gian ở lại nơi đây, chúng tôi còn được biết có chị sinh năm 1980 mà đã có tới sáu đứa con. Có chị sinh năm 1982 có năm đứa con. Trường hợp đẻ nhiều nhất có tới 14 người con...

Tiếc rằng, do thời gian lưu lại ở bản có hạn nên chúng tôi không thể tới hết được các gia đình ấy để biết thêm về cuộc sống của họ. Nghe tôi hỏi chuyện dân bản đẻ nhiều con, ông La Văn Thái, Trưởng bản Co Phạt nói rằng, lớp trẻ thời nay vẫn tiếp nối cái tập tục lạc hậu của thế hệ trước để sinh lắm, đẻ nhiều là thực tế.

Dù rằng, nếu so với những thời trước thì nay việc đẻ nhiều cũng đã hạn chế được phần nào hơn. Tuy nhiên, để đồng bào Đan Lai hiểu rõ việc sinh đẻ nhiều con là vất vả và lạc hậu thế nào thì không thể là chuyện ngày một ngày hai có thể làm được.

Thời gian qua, từ chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chính quyền các cấp ở tỉnh Nghệ An đã di dời thành công 78 hộ dân người Đan Lai với hàng trăm con người ra khỏi nơi sơn cùng thủy tận này, và bố trí tái định cư cho họ ở nơi có điện, đường, trường, trạm để từng bước ổn định đời sống cho đồng bào.

Từ chính sách ấy, cuộc sống của đồng bào Đan Lai đã có cơm no, áo ấm, được sống ở nơi có điện lưới quốc gia, được tiếp thu, áp dụng những kiến thức mới trong sản xuất nông nghiệp, và sẽ được sự quan tâm thường xuyên của chính quyền địa phương, cũng như các cấp, các ngành. Điều đó sẽ trực tiếp góp phần quan trọng vào việc hạn chế hủ tục sinh đẻ nhiều con, để cuộc sống của đồng bào tốt hơn, no ấm hơn.

Mong rằng, trong thời gian không xa nữa, những người dân Đan Lai đang sống ở nơi đây sẽ được chuyển về một nơi tái định cư có đầy đủ điện, đường, trường, trạm để người dân có cơ hội hòa nhập cộng đồng. Như vậy mới có thể hạn chế được cái hủ tục sinh lắm, đẻ nhiều

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文