Nghị lực của vợ chồng người thương binh nặng

12:40 17/07/2010
Vợ chồng anh Ngô Văn Đi và chị Nguyễn Thị Xê ở tổ 16, phường Hòa Hải (quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng), đều là thương binh nặng. Anh chị đã kiên trì phấn đấu chiến thắng thương tật, bền bỉ vượt khó vươn lên. Cả hai anh chị đều bị mất một chân, nhưng vẫn chọn lấy nghề may để có thêm thu nhập. Chị Xê đã bền bỉ đi học nghề gần 2 năm, rồi dạy nghề cho chồng để anh phụ chị những việc vắt sổ, thùa khuy...

Từ năm 15-16 tuổi, anh Đi và chị Xê đã tham gia kháng chiến chống Mỹ. Anh Đi là du kích. Chị Xê là giao liên. Chị Xê bị thương năm 1973 trong lúc đưa cán bộ đi qua vùng tranh chấp, còn anh Đi bị thương khi làm nhiệm vụ dò gỡ mìn trên quê hương vừa mới giải phóng. Cùng cảnh ngộ, anh chị đã tìm đến nhau và nên nghĩa vợ chồng vào năm 1982.

Cả hai anh chị đều bị mất một chân, được hưởng chế độ phụ cấp thương tật của Nhà nước, nhưng vẫn chọn lấy nghề may để có thêm thu nhập. Để trở thành thợ may, chị Xê đã bền bỉ đi học nghề gần 2 năm. Biết bao khó khăn đối với chị trong việc luyện tập điều khiển bàn đạp máy may, phối hợp động tác giữa tay và chân, bởi chiếc chân gỗ cứ ngay đơ, không chịu tuân theo ý chị. Nhưng cuối cùng, chị đã học thành nghề. Rồi dạy nghề cho chồng.

Hai người bắt tay vào may quần áo phục vụ khách. Chị làm thợ chính, còn anh đảm đương các công việc vắt sổ, làm khuy, kết nút. Anh chị may kỹ và khéo, giá cũng có phần rẻ hơn so với thị trường nên ngày càng có nhiều khách hàng. Bà con trong xóm ai có may vá gì cũng đem đến anh chị. Bà cụ Sáu ở cùng xóm nói rằng: Vợ chồng cô Xê làm ăn đàng hoàng, tôi thích lắm! Tôi thường khuyên con cháu có may cái gì hãy mang đến cô.

Vợ chồng anh Đi, chị Xê.

Kiên trì chắt chiu dành dụm, cùng với sự giúp đỡ của chính quyền, đoàn thể, anh chị đã làm được một căn nhà nhỏ và những đứa con yêu lần lượt ra đời. Được làm cha làm mẹ đối với đôi vợ chồng thương binh này là một hạnh phúc quá lớn mà hồi mới bị thương họ tưởng không bao giờ có được! Niềm vui vô tận ấy thôi thúc cả hai người cố gắng lao động nhiều hơn để có tiền nuôi con ăn học. Ngoài công việc may vá, anh chị còn tranh thủ nuôi heo, nuôi gà để tăng thêm thu nhập, trang trải chi phí học thêm cho các con. Đêm đêm, anh chị còn thức khuya miệt mài bên chiếc bàn may để động viên các con học tập.

Mỗi khi trái gió trở trời, các vết thương lên cơn đau nhức, anh chị tận tình chăm sóc nhau và động viên nhau cố gắng chịu đựng, không kêu rên làm các con lo buồn, ảnh hưởng đến việc học hành. Vết thương anh Đi nặng hơn, những khi anh đau quá, chị Xê lấy dây thun buộc lên phía trên mõm cụt, rồi lấy đá lạnh chườm vào chung quanh để anh dịu bớt cơn đau.

Như thấu hiểu nỗi lòng bố mẹ, các con của anh chị đều chăm học, chăm làm. Hiện nay, người con trai của anh chị đã học năm cuối tại Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, còn cô con út chuẩn bị bước vào lớp 12. Hai cháu đều là những sinh viên, học sinh tiên tiến, thường xuyên nêu cao ý chí phấn đấu, không hề có biểu hiện ỷ lại, dựa dẫm vào tiêu chuẩn con đối tượng chính sách.

Mới đây, được hỗ trợ kinh phí và với khoản tiền dành dụm, vợ chồng anh Đi đã làm lại nhà khang trang, kiên cố. Trong niềm vui ấy, chị Xê xởi lởi bộc bạch: Vợ chồng tôi không đi xa được, sớm chiều chăm chỉ may vá, nuôi con.

Nhưng qua tivi, sách báo, chúng tôi biết Đảng ta đang thực hiện cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Tôi nghĩ rằng, mình là thương binh phải cố gắng vượt qua thương tật và phấn dấu nuôi dạy con tốt thì cũng là một cách làm theo đạo đức Bác Hồ. Tôi chỉ mong sao con tôi sau khi tốt nghiệp đại học được bố trí công tác gần nhà để có điều kiện chăm sóc chúng tôi lúc tuổi già

Lê Văn Thơm

Chiều 3/5, Văn phòng cơ quan CSĐT Công an Tây Ninh đã tạm giữ hình sự Trần Lập Duy (SN 1994, ngụ ấp Nam Bến Sỏi, xã Thành Long, huyện Châu Thành) để điều tra, làm rõ về hành vi giết người. Nạn nhân là con gái ruột của đối tượng và mới được 9 tháng tuổi.

Ngày 3/5/2024, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí HLV trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026). 

Hàng ngàn mét vuông đất công bị lấy chiếm, quán cà phê chòi, xưởng sản xuất, nhà hàng…cùng hàng trăm ngôi nhà mọc lên từ nhiều năm nay trong khuôn viên Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam, Phân hiệu tại TP Hồ Chí Minh (261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh) khiến nhiều người bức xúc.

Họ "bắt cặp" với nhau không cần tình yêu, cũng chẳng cần tiền. Chỉ cần trao đổi qua tin nhắn, gặp mặt, đi ăn uống đôi lần, hoặc ngay từ lần đầu tiên, sau khi ưng ý và thỏa thuận vài "điều khoản thuộc vùng cấm" trong mối quan hệ, thì giữa hai người đã có thể tiến tới bước quan hệ thể xác. "Phong cách bạn bè" này mới xuất hiện trong giới trẻ, mang cái tên rất Tây: "Friends with benefit".

Ba người đàn ông từ Thanh Hóa lên các huyện Quế Phong và Quỳ Châu (Nghệ An) để đi du lịch dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, sau đó lên khu vực biên giới mua ma túy để sử dụng…

Trận gió lốc quét qua đã cuốn bay phần mái lợp 6 phòng học tại Trường tiểu học Phú Lương 1, làm hư hỏng 1 phòng học khác. Trong sáng 3/5, khi lực lượng các đơn vị tổ chức khắc phục thiệt hại, toàn bộ 263 học sinh của Trường tiểu học Phú Lương 1 phải nghỉ học.

Có một địa danh, nếu như vì một lý do khách quan hoặc chủ quan mà không đến thăm được, thì có lẽ ta sẽ phải trăn trở suốt đời. Với tôi, Điện Biên Phủ là một địa danh như vậy! Vậy mà mãi gần đây, tôi mới có dịp lên thăm chiến trường Điện Biên năm xưa, với tư cách là một cựu chiến binh, một thương binh, đã từng trải qua cuộc kháng chiến chống Mỹ cùng vị Tổng tư lệnh huyền thoại Võ Nguyên Giáp. Làm sao mà không cảm xúc dâng trào, mà không nghẹn ngào xao xuyến!

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文