Ngộ độc thuốc diệt cỏ Paraquat

08:32 29/11/2006

Mỗi lần nghe thông báo bệnh nhân uống phải thuốc diệt cỏ Paraquat là các bác sỹ cấp cứu như bị "điện giật" bởi những thách thức và khó khăn trong xử lý, điều trị. Bệnh nhân nào ngộ độc chai "màu xanh" này coi như cầm chắc cái chết.

Kể từ khi ra đời, thuốc diệt cỏ hiệu Paraquat đã phát huy tác dụng trong việc giúp những người nông dân, người làm vườn… diệt cỏ dại một cách nhanh chóng, đơn giản. Song kéo theo tính hữu ích ấy là một tác dụng tiêu cực khác đang làm đau đầu giới bác sỹ. Bất cứ một bệnh nhân nào khi được đưa tới bác sỹ trong tình trạng ngộ độc Paraquat đều là một thách thức.

Kinh hoàng chai hủy diệt "xanh"

Từ ngày 1/10 tới ngày 10/11, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 18.200 ca cấp cứu, trong đó 504 ca tự tử và ngộ độc. Riêng ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật chiếm 203 ca. Trong đó có 150 ca, bệnh viện được thông báo nạn nhân có sử dụng chai thuốc diệt cỏ "màu xanh" - Paraquat.

Mỗi lần chỉ cần nghe câu thông báo đơn giản trong vội vã của người nhà bệnh nhân (BN) là các bác sỹ cấp cứu cứ như bị "điện giật"  bởi cái chai "màu xanh" đó đã làm họ phải bó tay trong 41 trường hợp (5 ca chết trong khi cấp cứu, 36 ca tử vong khi đang điều trị). Nhưng chưa hết, còn tới 22 ca do biến chứng suy hô hấp buộc phải cho về coi như cũng tử vong.

Theo bác sỹ Trịnh Thanh Mai - Phó khoa Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy - thì ngộ độc Paraquat cho tới nay chỉ có thể điều trị triệu chứng và nâng đỡ, chứ chưa có biện pháp nào hữu hiệu.

11h50' ngày 17/3, Bệnh viện 115 tiếp nhận BN Phạm Thị H., 23 tuổi, ở quận 12 trong tình trạng lừ đừ, luôn kêu nóng trong cổ, vùng niêm mạc miệng loét đỏ. Theo lời khai của người nhà, cách đó khoảng 3 giờ đồng hồ chị H. đã "lỡ" uống chai thuốc diệt cỏ màu xanh và nguy hại hơn là chị uống vào lúc đói. Khi uống ngụm thứ 2 chị H thấy quá khó chịu đã "lè" ra. Chỉ sau 15 phút BN này đã ói ra một loại dịch màu xanh.

Tại Trung tâm Y tế Hóc Môn, BN đã được truyền dịch, rửa dạ dày và than hoạt tính. Tới Bệnh viện 115 tiếp tục được "lọc máu hấp phụ" suốt 2 giờ nhưng vẫn bị triệu chứng tán huyết dẫn tới lạnh run, nước tiểu ra màu xá xị… Các bác sỹ đã phải rất vất vả suốt 21 ngày mới kéo được BN thoát khỏi tay thần chết.

Sau đó cả tháng bệnh viện vẫn thường xuyên giữ liên lạc với gia đình để nắm rõ tình trạng diễn tiến sức khỏe. Đây là một kinh nghiệm thực tế vì không ít ca BN đã khỏe xuất viện về nhà hàng tuần nhưng vẫn "ra đi" chỉ sau một cơn suy hô hấp.

Bác sỹ - lực bất tòng tâm

Theo bác sỹ Bạch Văn Cam (Trưởng khối Cấp cứu Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng I TP HCM), trong Y văn Thế giới hiện việc cứu chữa cho BN ngộ độc Paraquat cũng chưa có tổng kết hay khuyến cáo là nên dùng phương pháp nào để cứu chữa BN. Bác sỹ chỉ có cách "còn nước còn tát".

Thay máu, thay huyết tương mới chỉ được áp dụng thời gian gần đây do được trang bị máy móc. Song để thực hiện được kỹ thuật này cũng không dễ vì một lần thực hiện cần tới 4 - 5 lít máu, ngân hàng máu không phải lúc nào cũng sẵn sàng có.

"Thời khắc vàng" trong cấp cứu ngộ độc Paraquat cũng vô cùng quan trọng vì chỉ sau 24 giờ đồng hồ chất độc sẽ ngấm vào cơ, vào máu, từ đó ngấm toàn bộ cơ quan gây suy đa phủ tạng. Để cứu sống BN, các bác sỹ tiếp nhận đầu tiên thường phải tìm mọi cách trục xuất lượng Paraquat ra khỏi cơ thể BN qua đường tiêu hóa càng nhanh càng tốt.

Có rất nhiều biện pháp khác nhau có thể áp dụng với người ngộ độc Paraquat như rửa sạch dạ dày, cho uống dung dịch đất Fuller earth, được lọc máu hấp phụ hay vừa được lọc máu vừa tách huyết tương, chạy thận nhân tạo… và thường là những ca cấp cứu kiểu này đòi hỏi chi phí rất cao trong khi kết quả lại rất thấp. Được biết chỉ 1 lần lọc máu chi phí đã phải chi trả từ 8 triệu đồng tới 10 triệu đồng.

Việc cứu sống được các trường hợp "uống nhầm" thuốc diệt cỏ theo bác sỹ Tôn Thất Quỳnh Ái - Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy thì mới chỉ có thể ví như một ánh sáng "le lói ở cuối đường hầm". Thế nhưng cứ như một nghiệp chướng, càng "không thích" thì những hồ sơ bệnh án vẫn cứ dày lên đến nhức mắt trên bàn làm việc của họ.

Trong số 150 ca ngộ độc Paraquat được cấp cứu tại Chợ Rẫy có tới 8 ca dưới 16 tuổi, 78 ca dưới 24 và 43 ca trong độ tuổi từ 25 tới 35. Cho dù nhà sản xuất đã cố tình pha sẵn vào loại hóa chất này một chất có tác dụng gây nôn ói khi con người uống phải nhưng với cơ thể con người nó vẫn thực sự là chất huỷ diệt.

Biện pháp tốt nhất hiện nay vẫn chỉ là sự cẩn thận của những người mà công việc có sử dụng đến Paraquat và hơn hết là chỉ mua sử dụng vừa đủ cho nhu cầu, không nên để tồn dư tránh nguy cơ vô tình gây nên tai họa

Huyền Nga

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文