Người dân xã biển nghèo khó trong “cơn lốc” titan

15:36 02/01/2015
Việc khai thác titan diễn ra cách đây đã hơn 20 năm ở xã biển bãi ngang Vĩnh Thái (Vĩnh Linh, Quảng Trị) và kéo dài đến nay. Đây là quãng thời gian đủ để một đứa trẻ lọt lòng mẹ khôn lớn, trưởng thành; để những mầm cây bén rễ vào đất xanh tốt thành rừng; để những làng mạc vượt khó vươn lên làm giàu… Nhưng 20 năm ấy ở những làng quê chân sóng này vẫn nghèo khó, nhiều người vẫn chưa dứt ra được “cơn lốc” titan…

Xã biển bãi ngang Vĩnh Thái có 8 thôn. Từ năm 1995, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã đổ xô về đây đào bới cát, tìm kiếm titan. Thời gian đầu, người dân đã có những phản ứng kịch liệt, bởi hoạt động khai thác titan đã đào phá không ít rừng cây phòng hộ; đê chắn sóng, chắn gió ven biển. Tuy nhiên thời gian về sau, bà con phải chấp nhận “thích nghi” với hoạt động này.

Ông Nguyễn Đình Cư, một người dân thôn Hải Thái, trải lòng: “Chúng tôi ít có sự lựa chọn. Lúc đó, xã còn nghèo, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất hầu như chưa có gì; đất đai hoang hóa bạc màu; việc đánh bắt con cá con tôm gần bờ cũng ngày càng trở nên cạn kiệt, khó khăn. Trong khi lao động cho các công ty khai thác titan, mỗi người bình quân kiếm được 4-5 triệu đồng/tháng. Vì thế mà có không ít người đi làm cho các doanh nghiệp khai thác titan”.

Ông Nguyễn Tất Hữu, Trưởng thôn Tân Mạch, dẫn chúng tôi một vòng quanh những địa điểm, nơi trước đây có rừng cây phi lao hàng chục năm tuổi để chắn cát bay, cát lấp đã bị đào phá khai thác titan. “Xí nghiệp khai thác titan này là của Công ty CP Khoáng sản Quảng Trị, hiện có 9 giàn máy móc với hơn 100 lao động khai thác titan”, ông Hữu cho biết.

Cũng theo ông Hữu, Tân Mạch hiện là thôn cuối cùng ở Vĩnh Thái đang tồn tại hoạt động khai thác titan. Công ty CP Khoáng sản Quảng Trị đã được cấp gần 120 héc-ta đất mỏ tại nhiều điểm nằm trên địa bàn thôn. Công ty khai thác từ năm 2007 đến cuối năm 2012 thì nghỉ chừng một năm; sau đó trở lại khai thác từ ngày 7/12/2014 đến nay.

Khai thác titan ở thôn Tân Mạch, xã Vĩnh Thái đã biến những rừng cây phi lao thành đồi cát trắng.

Hỏi về những đóng góp của công ty này cho địa phương, ông Hữu cho hay: “Ngoài sử dụng mỗi gia đình một lao động để khai thác titan, công ty đã đóng góp 700 triệu đồng xây dựng nhà văn hóa thôn và 100 triệu đồng mỗi năm khi đang liên tục khai thác nhằm giúp đỡ những hộ gia đình neo đơn, bệnh tật không còn khả năng lao động”.

Ông Hữu thẳng thắn: “Người dân vì chưa có sinh kế bền vững nên việc trước mắt nhờ vào công ty có được thu nhập là cần thiết. Tuy nhiên, bà con ở đây vẫn luôn bám biển. Đó không chỉ là nghề truyền thống của cha ông mình để lại, cần phải giữ gìn và phát huy nó, mà ngư dân thì sẽ suốt đời gắn với biển!”.

Không riêng ông Hữu, ông Nguyễn Hữu Tú, ở thôn Tân Mạch, cũng tâm sự: “Biết việc khai thác titan ảnh hưởng rất lớn tới môi trường, sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của bà con. Nhưng việc làm thuê cho công ty khai thác titan có được đồng tiền trực tiếp, còn biển bãi ngang con tôm con cá kiếm được khá bấp bênh. Nếu thu nhập ổn định thì chúng tôi không ai đồng ý với việc khai thác titan này đâu”.

Cùng suy nghĩ, ông Nguyễn Văn Phụng, hàng xóm ông Tú chia sẻ thêm: “Người dân không có điều kiện học hành nhiều nên thường ngắn nghĩ, thấy cái gì có lợi, ít gây hậu quả trước mắt thì làm. Nếu như bà con có được sinh kế bền vững, thì chắc không mấy ai mặn mà với việc khai thác titan”…

Mà đâu phải chỉ ông Hữu, ông Tú, hay ông Phụng, đa số bà con ở xã biển bãi ngang Vĩnh Thái đều mong sao các cấp, các ngành quan tâm tạo điều kiện hơn nữa để họ giữ gìn, phát triển nghề biển, mới thực sự là sinh kế bền vững cho họ…

Phan Thanh Bình

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

Nắm được nhu cầu nhiều công dân có nguyện vọng đi xuất khẩu lao động, Trần Thị Hằng Nga đã đưa ra các thông tin tuyển dụng lao động nước ngoài, nhận hồ sơ và tiền, từ đó lừa đảo, chiếm đoạt tiền của các nạn nhân. Đối tượng này vừa bị Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghệ An khởi tố.

Sáng 21/5, thông tin từ Sở GTVT tỉnh Quảng Trị cho biết đang phối hợp, chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương giải quyết vụ lật xe trên Quốc lộ 15D đi cửa khẩu quốc tế La Lay, đảm bảo thông tuyến trong thời gian sớm, hạn chế thiệt hại phát sinh do tuyến đường bị ùn tắc giao thông.  

Quán triệt chủ trương chính quy hóa lực lượng Công an xã, những năm qua, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an đã tranh thủ sự ủng hộ mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp với phương châm “trên dưới đồng lòng” triển khai bài bản, khoa học việc bố trí con người, trụ sở, điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng cấp Công an thứ tư đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Qua đó, đã có rất nhiều sự đổi thay tích cực về an ninh trật tự, vun đắp nghĩa tình quân dân và sự trưởng thành từ chính những chiến sĩ Công an bám cơ sở.

Ngày 21/5, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thái Bình cho biết, vừa bắt giữ Trương Tất Hảo (SN 1971), là đối tượng có nhiều tiền án, tiền sự về các tội mua bán trái phép chất ma túy, đánh bạc và cố ý gây thương tích.

Hôm nay (21/5), Lễ bốc thăm ASEAN Mitsubishi Electric Cup (tiền thân là AFF Cup) năm 2024 sẽ được tổ chức tại Hà Nội. Đội tuyển Việt Nam cũng sẽ khởi động cho chiến dịch này dưới thời huấn luyện viên Kim Sang Sik.

Quá trình thi công móng cột xảy ra sạt lở làm nhiều người thương vong, mở đường công vụ trái phép trên đất rừng phòng hộ, tự ý chặt hạ cây gỗ rừng tự nhiên và tại nhiều vị trí móng cột vẫn còn vướng mắc đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB)... là những tồn tại, vướng mắc liên quan đến quá trình thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua tỉnh Hà Tĩnh.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文