Người lao động có nhiều cơ hội tìm việc

09:00 27/03/2021
Ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 vẫn đang tác động tiêu cực đến nhiều mặt của đời sống xã hội, tuy nhiên với hơn 10 nghìn chỉ tiêu việc làm được các doanh nghiệp, nhãn hàng lên kế hoạch tuyển dụng, trong có rất nhiều người lao động đã tìm được việc làm sau phiên giao việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành ngày 25/3 đã cho thấy những tín hiệu tích cực từ thị trường lao động.


Theo các chuyên gia lao động, những tín hiệu tích cực của thị trường lao động ngay những tháng đầu năm 2021 này là kết quả của việc các hoạt động sản xuất, kinh doanh được khôi phục. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã triển khai các “kịch bản” mới để giữ việc làm đang có, tạo việc làm mới, giúp người lao động ổn định đời sống.

Thoát cảnh rải hồ sơ xin việc

Là giáo viên dạy tiếng Nhật của một doanh nghiệp xuất khẩu lao động, công việc ổn định, thế nhưng chị Nguyễn Ngọc Hoa lại rơi vào cảnh thất nghiệp từ tháng 6/2020. Chị Hoa chia sẻ, do dịch COVID-19 bùng phát, các lớp đào tạo tiếng Nhật cho học viên đi xuất khẩu lao động Nhật Bản của công ty phải tạm dừng, ban đầu công ty vẫn cố gắng giữ chân giáo viên, tuy nhiên từ tháng 3 đến tận tháng 6/2020 vẫn chưa thể tổ chức lớp trở lại, không đủ tiềm lực công ty đành phải cho giáo viên nghỉ việc và chỉ giữ lại đội ngũ cán bộ chủ chốt.

Người lao động tìm kiếm cơ hội việc làm tại Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.

“Nghỉ việc ở nhà, tôi có đến Trung tâm dịch vụ việc làm đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp, đồng thời tìm kiếm cơ hội việc làm mới. Tuy nhiên, suốt mấy tháng trời ròng rã tìm việc làm mà không tìm được công việc phù hợp.

Công việc không phải không có nhưng phù hợp với chuyên môn, thế mạnh của mình thì lại không dễ. Cũng tham gia nhiều phiên tuyển dụng nhưng phải đến phiên giao dịch việc làm trực tuyến hôm 25/3, tôi mới chính thức tìm được việc làm. Công việc mới là phiên dịch tại một doanh nghiệp Nhật Bản tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, sau buổi phỏng vấn trực tuyến, công ty đã ký hợp đồng lao động, các chế độ phúc lợi cũng khá tốt. Công việc mới sẽ bắt đầu từ 1/4, sau hơn nửa năm trời thất nghiệp, hiện tôi cũng đã tìm được việc làm mới”, chị Hoa vui mừng chia sẻ.

Cũng rơi vào cảnh thất nghiệp từ tháng 8/2020, chị Nghiêm Thị Dinh (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay, công việc trước đây của chị là phụ trách bán hàng của một nhãn hàng thời trang nước ngoài đặt tại Việt Nam. Công việc có vất vả và thường xuyên phải thay đổi địa chỉ khi công ty mở thêm chi nhánh mới, tuy nhiên thu nhập ổn định.

Sau gần 8 năm làm việc cho công ty, chị Dinh rơi vào cảnh thất nghiệp do công ty phải thu hẹp quy mô kinh doanh, nhiều cửa hàng tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn phải đóng cửa do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. “Thất nghiệp suốt một thời gian dài nhưng với kỹ năng, chuyên môn của mình để chuyển sang làm được một công việc khác là rất khó, chính vì thế dù không ít lần nộp hồ sơ tìm việc mà không nhận được phản hồi. May mắn là bước sang năm 2021, tình hình kinh doanh của nhiều công ty đã ổn định trở lại và đã tuyển thêm nhân viên mới.

Sau cuộc phỏng vấn trực tuyến kéo dài nửa tiếng đồng hồ tại phiên giao dịch sáng 25/3, tôi cũng đã tìm được công việc mới tại chuỗi kinh doanh thời trang phụ kiện trong Trung tâm thương mại Royal City. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, công ty yêu cầu nhân viên phải biết đẩy mạnh kinh doanh trực tuyến, online. Không dễ dàng nhưng dù sao cũng đã thoát cảnh ngồi nhà rải hồ sơ khắp nơi và thấp thỏm chờ đợi”, chị Dinh cho hay.       

Thông tin từ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội, tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Sơn La ngày 25/3, trong hơn 10.187 chỉ tiêu tuyển dụng của 77 doanh nghiệp và các nhãn hàng có uy tín tham gia đã có hàng nghìn người lao động được tư vấn cung cấp thông tin việc làm và tham gia phỏng vấn, trong số đó hơn 1.000 lao động đã trúng tuyển, nhận được việc làm. Trong đó những ngành nghề có nhu cầu lao động cao nhất là: Bán hàng, kế toán, công nhân sản xuất, phiên dịch - biên dịch, nhân viên kỹ thuật…

Hồ sơ đăng ký hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm

Tín hiệu tích cực của thị trường lao động Hà Nội thể hiện rất rõ qua con số ước tính, trong quý I/2021, Hà Nội có 30 - 40 nghìn lao động đã tiếp cận được cơ hội việc làm mới. Đặc biệt, số lượng lao động nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp giảm, số công việc chờ người lao động tăng.

Theo Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội Tạ Văn Thảo, từ đầu năm 2021 đến nay, trung bình mỗi tháng, hệ thống sàn giao dịch việc làm trên địa bàn thành phố ghi nhận 4.000 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, giảm sâu so với năm 2020 (7.000 người nộp hồ sơ/tháng). Cũng tại hệ thống sàn giao dịch việc làm Hà Nội, trung tâm đã tiếp nhận hàng trăm doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng 3.000 vị trí việc làm mới, với mức thu nhập 5 - 25 triệu đồng/người/tháng.

“Số doanh nghiệp tuyển dụng tăng, số lao động tiếp cận việc làm mới cũng tăng mạnh, điều đó cho thấy thị trường lao động đang thể hiện tích cực hơn. Bên cạnh đó, tình trạng người lao động “nhảy việc”, bỏ việc diễn ra nhiều vào quý I hằng năm, nhưng năm nay ít xảy ra cho thấy thị trường lao động ít biến động. Không riêng Hà Nội, mà nhiều địa phương như: Hà Nam, Bắc Ninh, Bình Dương, TP Hồ Chí Minh… tình hình tuyển dụng của các doanh nghiệp cũng đang tăng mạnh trở lại. Bước sang năm nay, người lao động đã dễ tìm được việc làm hơn so với năm 2020”, ông Thảo cho biết.

Việc thị trường lao động có nhiều tín hiệu tốt, bên cạnh sự hồi phục hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, còn được đánh giá do các cơ quan chức năng đã triển khai các “kịch bản” ứng phó linh hoạt. Theo Phó giám đốc Sở LĐ-TBXH Hà Nội Nguyễn Hồng Dân, để giải quyết việc làm mới cho ít nhất 160 nghìn lao động trong năm 2021 theo kế hoạch, Hà Nội đã đặt trọng tâm nâng cao năng lực dự báo cung - cầu lao động và hỗ trợ phát triển thị trường lao động.

Đầu tiên là đổi mới hoạt động của hệ thống trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm; ứng dụng công nghệ thông tin để phân tích thị trường lao động. Từ đó, đưa ra dự báo chính xác về nhu cầu sử dụng lao động theo từng ngành, nghề, lĩnh vực, làm căn cứ để tổ chức đào tạo nghề cho phù hợp.

“Về hỗ trợ phát triển thị trường lao động, Hà Nội tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia sâu vào quá trình đào tạo nghề; tiếp cận với các chính sách ưu đãi nhằm duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh, hạn chế tình trạng người lao động bị thất nghiệp. Về phía người lao động, những người có nhu cầu vay vốn để giải quyết việc làm, nếu đủ điều kiện sẽ được ưu tiên tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi”, ông Dân cho hay.                    

Phan Hoạt

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy trên toàn quốc đối với lô sản phẩm sữa rửa mặt chuyên dụng Gammaphil. Đây là lần thu hồi sản phẩm thứ 4 kể từ tháng 5 năm ngoái khi sản phẩm chứa chất bảo quản nhưng không công bố.

Ngày 12/7, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra đề nghị truy tố đối với các bị can: Huỳnh Thế Năng (SN 1959, cựu Tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (SN 1974, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (SN 1961, cựu Phó Tổng giám đốc Vinafood II) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Ngày 10/7, trên trang Facebook "Tin Nóng Việt Nam" đăng tải 1 video clip có lời bình tiêu đề "Chấn động: CSGT dừng xe tang giữa đường, bé gái bất ngờ chui ra từ quan tài" xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngay sau khi xuất hiện, video clip này đã lan truyền trên mạng xã hội với nhiều lượt chia sẻ, bình luận, gây tâm lý hoang mang trong quần chúng nhân dân...

Ngày 12/7, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) trên địa bàn đang ở mức báo động. Tính tích lũy trong 27 tuần đầu năm 2025, thành phố ghi nhận 14.370 ca bệnh, tăng đột biến 153,3% so với cùng kỳ năm 2024 (8,696 ca).  

Theo các quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mạng lưới đường sắt đô thị (ĐSĐT) của TP Hồ Chí Minh sau sáp nhập sẽ có chiều dài lên đến 1.012 km. Trong đó, địa bàn thành phố trước khi sáp nhập có 12 tuyến, tổng chiều dài khoảng 582km; tỉnh Bình Dương trước sáp nhập có 12 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 305km và trong số này có 6 tuyến kết nối với TP Hồ Chí Minh. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trước sáp nhập có 3 tuyến đường sắt đô thị với chiều dài 125km.

Nhiều ngày qua, tiết trời nắng nóng như trút lửa xuống dải đất miền Trung. Trong cái nắng nóng oi ả giữa trưa hè tháng 7, những CBCS Công an tỉnh Thanh Hóa vẫn căng mình “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người” để vận động, đưa đón những thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính đến các điểm thu nhận mẫu ADN…

Những khu dân cư hiện hữu với đường hẻm nhỏ hẹp ở khu vực nội thành TP Hồ Chí Minh là do lịch sử để lại, nếu muốn cải tạo, chỉnh trang đòi hỏi phải có nhiều thời gian, công sức. Vì vậy công tác phòng cháy hiệu quả nhất vẫn là ý thức của mỗi hộ gia đình, phải biết cứu lấy sinh mạng, tài sản của mình trước vì “giặc lửa” cũng như cơn cuồng phong, chỉ trong chớp mắt đã cuốn phăng tất cả nên không thể chủ quan chờ lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.

Dẫu nắng hay mưa, dẫu ngày hay đêm, khó khăn vất vả, 2.233 tổ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La thời gian qua vẫn luôn cần mẫn, năng nổ, nhiệt tình cùng lực lượng Công an cơ sở hàng ngày góp sức mình giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn, vì sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.