Người lưu giữ tranh Đông Hồ

12:10 03/02/2010
Có một người vẫn trăn trở làm sao để khôi phục và giữ lại "hồn dân tộc" của ông cha và đã lập ra một "bảo tàng" cá nhân mang tên "Trung tâm giao lưu văn hóa" ngay trên mảnh đất quê hương mình. Đó là nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, người làng Đông Hồ, Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh.
>> Giữ mãi nét tươi trong cho tranh Đông Hồ

Sinh ra từ một gia đình truyền thống, đến đời ông là đời thứ 20 gắn bó với tranh. Ông hiểu sâu sắc những vất vả cực nhọc của một người thợ làm tranh Đông Hồ. Tranh Đông Hồ đòi hỏi ở người thợ bàn tay khéo léo trong việc chạm khắc gỗ, tạo ra đường nét, màu sắc. Màu trong tranh là sự hòa quyện giữa những màu được pha trộn và màu sắc của tự nhiên. Màu sắc trong thiên nhiên có vẻ đẹp khác lạ so với những màu nước hiện nay.

Tranh in trên giấy điệp là giấy dó được quét lên một lớp điệp rồi mang ra nắng phơi. Mặc dù chỉ mất nửa giờ đồng hồ là lớp bột điệp khô nhưng chỉ cần có hơi gợn gió là không thể phơi được. Bởi sau khi khô giấy phải giữ được những đường kẻ của chổi quét điệp in lên trang giấy. Nhưng công đoạn đầu tiên làm ra một bức tranh thì là khắc gỗ để in. Mỗi bản khắc chỉ in được một màu. Vì thế một bức tranh có bao nhiêu màu là có bấy nhiêu ván khắc in sơn hồ lên giấy.

Bấy nhiêu thôi cũng đủ cho thấy, một bức tranh ra đời là chứa đựng trong nó bao nhiêu tài hoa, công sức, thời gian, ý tưởng, suy nghĩ của người làm tranh. Nhưng đó cũng là lý do tại sao người dân làng tranh phải dứt bỏ nghề truyền thống bao năm của mình khi tranh giờ đây không thể đủ nuôi sống họ.

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế (Ảnh: D.Tùng).

Lớn lên cùng tranh, sống cũng nhờ tranh, lên 9-10 tuổi, ông Chế đã biết thế nào là một chợ tranh, nhất là chợ tranh vào ngày Tết. Thời buổi thay đổi, mọi thứ khác đi, chợ bây giờ không còn cảnh hàng đổi hàng như thời cha mẹ ông nữa. Nhưng nguy cơ mất đi một nét đẹp văn hóa dân gian là điều làm ông trăn trở nhất.

Ông Nguyễn Đăng Chế tốt nghiệp trung cấp Trường Mỹ nghệ Đông Dương (nay là Đại học Mỹ thuật công nghiệp) năm 1960. Học chuyên sâu ngành đồ họa, ông ở lại giảng dạy tại trường 11 năm. Từ năm 1972 đến năm 1991, Bộ Văn hóa - Thông tin điều ông về công tác tại NXB Văn hóa dân tộc (nay là NXB Văn hóa - Thông tin) phụ trách mảng văn hóa dân gian. Quãng thời gian đó, ông nghiên cứu và hiểu sâu sắc cái đẹp của văn hóa dân gian.

Nghỉ hưu năm 1991, khi tranh Đông Hồ bước vào giai đoạn bắt đầu bị lãng quên. Xót xa trước nguy cơ mất đi truyền thống bao đời gây dựng được, ông bắt đầu việc sưu tầm tranh từ năm 1995-2005. Có bao nhiêu tiền ông đều bỏ ra để mua bản khắc gỗ cổ và những bộ tranh cổ. Một mình ông lặn lội thấy ai mách ở làng trên, xóm dưới nhà nào có tranh là ông lân la dò mua.

Ông còn sử dụng mảnh đất 5.000m2 để xây dựng nên "Trung tâm giao lưu văn hóa" với ba ngôi nhà (tổng diện tích xây dựng 2.000m2), một ngôi làm nơi sản xuất và trưng bày những bộ khắc gỗ. Một ngôi dùng trưng bày các loại tranh, một ngôi dùng làm nơi quét và phơi giấy điệp.

Hiện "bảo tàng" đang lưu giữ 9 bộ tranh cổ, mỗi bộ 4 bức tranh, trên 120 bản khắc gỗ cổ (trong đó có bản khắc cổ nhất từ hơn 400 năm) và 1.000 bản khắc mới, cùng nhiều bức tranh mới làm phong phú thêm một dòng tranh của người Việt…

Người nghệ nhân tranh ấy đã bốn lần được nhận giải thưởng "Bàn tay vàng" do Hội liên hiệp HTX-TCN-TCN TW, Hội Mỹ thuật Việt Nam - Chương trình nghệ thuật Đông Dương, Trường Đại học Mỹ thuật, Hội chợ Kinh Bắc trao tặng và được Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin (trước đây) trao tặng Huy chương Vì sự nghiệp bảo tồn văn hóa dân tộc, Huy chương Chiến sĩ văn hóa. Ông cũng được Hội Mỹ thuật Việt Nam tặng Huy chương Vì sự nghiệp mỹ thuật Việt Nam do những cống hiến đối với ngành mỹ thuật

Sơn Trà

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an đã nhấn mạnh như vậy tại buổi làm việc ngày 3/5 với Công an tỉnh Điện Biên và các đơn vị chức năng của Bộ Công an để đánh giá, rút kinh nghiệm chương trình sơ duyệt khối diễu binh, diễu hành của lực lượng CAND tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Sáng 3/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) cho biết, đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Danh Út Hiểu (SN 1985, ngụ phường Vĩnh Thanh, TP Rạch Giá) và Đặng Hoàng Lâm (SN 1987, ngụ phường Vĩnh Quang, TP Rạch Giá) cùng về tội “Cưỡng đoạt tài sản”.

Trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”, Hằng đã đưa hối lộ hơn 1,1 tỷ đồng và chi hơn 12 tỷ đồng để nhờ người xin cấp phép “Chuyến bay giải cứu” và bị tuyên phạt 20 tháng tù về tội "Đưa hối lộ". Trong vụ án mới đây, Hằng đã lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản là 4 xe ô tô trị giá hơn 1,8 tỷ đồng.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, dự kiến sẽ đồng loạt triển khai thu phí không dừng từ ngày 5/5 tại 5 sân bay lớn gồm Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Ngày 3/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đại Lộc (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Phú (SN 1996, trú xã Điện Hồng, thị xã Điện Bàn) để tiếp tục điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文