"Người nghèo ở đô thị cực hơn người nghèo ở miền núi, nông thôn"

08:05 05/03/2006

Hội Dân tộc học Việt Nam vừa trao giải nhì giải thưởng "Dân tộc học 2005" cho quyển "Nghèo đô thị và cuộc chiến chống đói nghèo ở TP Hồ Chí Minh" của GS Mạc Đường - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh. Lần đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến vấn đề nghèo ở đô thị, góp phần vào chiến lược chống đói nghèo ở nước ta.

GS Mạc Đường cho phóng viên Báo CAND biết: Đói nghèo là vấn đề rất mới ở Việt Nam, ngành Khoa học xã hội của ta cũng chưa có công trình nào đề cập đến vấn đề này trong khi nhiều nước đã làm rồi. Cũng chưa ai viết sách để đưa khoa học cơ bản vào nghiên cứu đói nghèo, công tác chống đói nghèo ở đô thị, mà cụ thể là ở TP Hồ Chí Minh.

- GS đánh giá như thế nào về đói nghèo ở đô thị TP Hồ Chí Minh hiện nay?

- Có một vấn đề đặt ra là đô thị hóa càng nhanh thì tỷ lệ nghèo đô thị càng tăng. Người nghèo ở đô thị thật ra cực hơn người nghèo ở miền núi, nông thôn. Chuyện sinh hoạt, ăn uống, quần áo thì không cực hơn nhưng cực nhất là môi sinh và giảm thọ. Ở nông thôn mới có "không khí vàng", ít ô nhiễm. Người nghèo đô thị có thể tiếp xúc văn hóa mới nhưng không được hưởng thụ. Những căn bệnh nặng của người nghèo ở nông thôn cũng ít hơn. Người lao động nghèo ở thành thị lao động nhẹ, ở nông thôn nặng nề, mệt nhọc hơn nhưng ít tổn hại.

- Dự báo tình hình đói nghèo ở đô thị sắp tới, GS có nhận định gì?

- Chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước mình đối với người nghèo lâu nay là khá, vì vậy tốc độ giảm nghèo nhanh ở nước mình được thế giới công nhận là đúng. Khác với Indonesia, Thái Lan… nước mình đã làm cho con người sống trong môi trường xã hội ngày càng tốt hơn.

- Dân gian có câu "bần cùng sinh đạo tặc" ám chỉ nghèo đói là nguyên nhân của tội phạm... GS nghĩ sao?

- Câu "bần cùng sinh đạo tặc" ở ta cũng đã không còn sát thực tế lắm. Vì chính sách xã hội của ta đã khác 5 năm về trước - bảo hiểm cho người nghèo, y tế giáo dục, môi sinh, đầu tư cho người nghèo lớn… Nhưng cái không được là còn do con người cụ thể. Dân kêu nhiều nhất vẫn là thái độ, cách làm của một bộ phận cán bộ công nhân viên chức, do công tác kiểm tra, giám sát kém.

- Vậy GS nhận thấy điều gì rõ nhất nơi người nghèo đô thị từ cuộc sống hàng ngày, tâm tư, tình cảm?

- Người nghèo chủ yếu cặm cụi làm việc, họ ít ca thán vì quan niệm mọi việc là do phận số và họ luôn cố vượt lên số phận… Người nghèo đô thị ở ta lạc quan, tin vào tương lai; thế hệ con, em mình, ngày càng có nhiều người nghèo cho con ăn học thành tài. Và người nghèo của ta chính là nguồn nhân lực rất tích cực để xây dựng xã hội, nhất là lớp trẻ con người nghèo.

- Sau công trình nghiên cứu về đói nghèo ở TP Hồ Chí Minh, GS có dự định tiếp tục với đề tài này?

- Thế giới hiện nay đã nghiên cứu nhiều về đói nghèo nhưng chưa nước nào có được chiến lược về tình hình đói nghèo thế kỷ XXI. Tôi thấy mình có thể làm về vấn đề đói nghèo đường dài nên đang tiếp tục nghiên cứu đói nghèo đô thị ở Việt Nam đến năm 2020. Vẫn như bao nhiêu năm qua, hiện tại, tôi vẫn luôn sống và làm việc bằng công thức - 50% thời gian cho công tác nghiên cứu khoa học, 20% cho mối quan hệ vợ chồng, vợ tôi là kỹ sư cầu đường, và 30% thời gian dành cho thế hệ sau là con, cháu trong gia đình…

Hạnh Chi

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文