Người thương binh suốt 33 năm tìm mộ liệt sĩ

12:47 28/07/2009
"Tuổi già sức yếu cứ đi rừng, đi rú miết vợ con cứ "cằn nhằn" lo cho sức khoẻ tui, nhưng biết làm sao được khi vẫn còn rất nhiều đồng đội đang nằm trong rừng sâu, nhiều thân nhân liệt sĩ đang ngày đêm tìm kiếm hài cốt của người thân...", ông Nguyễn Văn Xu (67 tuổi), thương binh 4/4, người suốt 33 năm tìm hài cốt liệt sĩ, tâm sự.

Ông sinh ra và gắn bó với vùng quê nghèo ở thôn Thượng Thôn, xã Hương Xuân, huyện Hương Trà. Tham gia cách mạng từ năm 1963, ngày 27/3/1973 trên đường công tác tại dốc Mo, xã Hương Xuân, bị địch phục kích, ông Xu bị thương nặng ở tay chân phải nằm viện điều trị gần 1 tháng. Hoà bình lập lại, ông được điều chuyển về làm Trưởng phòng Bưu điện huyện Hương Trà, một năm sau ông chuyển sang làm Đội trưởng Đội quy tập mộ huyện Hương Trà cho đến ngày nghỉ hưu (năm 1994).

Chính những năm tháng làm Đội trưởng Đội quy tập mộ liệt sĩ, ông đã có dịp đi nhiều và trở lại chiến trường xưa, nơi đồng đội ngã xuống để đưa hài cốt các anh về yên nghỉ tại các nghĩa trang. Ngày nắng cũng như ngày mưa, có những lúc luồn sâu trong rừng cả tuần để tìm hài cốt liệt sĩ.

Ông Xu cho hay: Tui đã có mặt khắp nơi ở 31 xã, thị trấn của huyện Hương Điền cũ (Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền) và lên tận núi rừng ở dãy Trường Sơn. Riêng từ năm 1985 đến 1994, tui và anh em trong đội quy tập tìm kiếm, cất bốc và quy tập hơn 1 nghìn hài cốt liệt sĩ đưa về các nghĩa trang, trong đó có phần lớn hài cốt đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ cây số 23 (huyện Phong Điền), Nghĩa trang liệt sĩ huyện Hương Trà... Năm 1994, về nghỉ hưu tại quê nhà, ông lại có thêm điều kiện làm công việc tìm và cất bốc hài cốt liệt sĩ.

"Tiếng lành đồn xa", thân nhân các gia đình liệt sĩ khắp nơi trong cả nước tìm đến nhờ ông dẫn đường, tìm mộ và rất nhiều người đã khôn xiết vui mừng bật khóc sau hàng chục năm gặp lại người thân. Những bức thư đầy cảm động của thân nhân liệt sĩ từ Thanh Hoá, Hà Nội, Hà Nam... liên tục gửi về cám ơn ông, điều đó đã động viên ông càng hăng say trong công việc.

Riêng với người thương binh 4/4, công tác cất bốc hài cốt liệt sĩ luôn là công việc âm thầm lặng lẽ, bởi với ông Xu công việc mình làm bây giờ thấm vào đâu đối với những hy sinh xương máu của các anh để bảo vệ mảnh đất này. Chính vì vậy mỗi khi có người nhờ, dù nắng hay mưa hay những lúc công việc đồng áng bộn bề ông cũng thu xếp để lên đường. Nhiều người cảm kích tấm lòng hiệp nghĩa đã trả thù lao với số tiền lớn nhưng ông đã khước từ.

Mới đây, ngày 12/7, ông đã giúp thân nhân của liệt sĩ Cao Văn Bầu, thôn Xá Trung, xã Hương Văn (huyện Hương Trà) tìm và cất bốc hài cốt sau 40 năm hy sinh. Liệt sĩ Bầu hy sinh trong một trận càn của địch năm 1969 tại vùng núi ở phía thượng nguồn sông Bồ. Đã 40 năm rồi rừng núi đã đổi thay, vậy nhưng đoàn gồm 10 người sau một ngày băng rừng, lội suối với kinh nghiệm của ông Xu đã tìm được hài cốt và đưa về an táng tại quê nhà...

Đài Trang

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文