Người vớt xác bên sông Hồng và những cuộc sát cánh cùng Pháp y Công an

11:15 18/01/2012
Năm 12 tuổi, anh đã gặp và vớt xác một thanh niên trôi sông, giúp gia đình mai táng và CQĐT làm rõ vụ việc. Cứ thế, như duyên trời định, khi nào cảm thấy nóng ruột, anh ra bờ sông Hồng và một cuộc lặn lội vớt xác lại diễn ra. Đến nay, anh đã vớt hàng chục xác chết trôi sông vì các nguyên nhân khác nhau và cứu sống được rất nhiều người đuối nước. Anh là Nguyễn Văn Dũng - một thành viên cứu nạn cứu hộ của phường Nhật Tân - người đã tích cực giúp Đội khám nghiệm hiện trường Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) trong việc trông coi tử thi và chôn cất nhang khói cho hơn 40 ngôi mộ vô danh ở bến Cô Trôi.

Khi được các anh trong Đội khám nghiệm hiện trường Công an quận Tây Hồ giới thiệu về gương người tốt việc tốt và những việc anh làm tôi cảm thấy ngạc nhiên và tò mò. Một ngày cuối năm, tôi đi cùng đồng chí Nguyễn Bá Soi, cán bộ của Đội khám nghiệm hiện trường dẫn vào con đường quanh co đến gia đình anh Nguyễn Văn Dũng (42 tuổi), trú tại Cụm 4, phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội).

Ngoài bãi tân bồi sông Hồng, bạt ngàn cành đào Nhật Tân đã bắt đầu nở hoa. Anh Dũng đang tất bật cùng người nhà vận chuyển 300 cành đào ra sân bay Nội Bài cho một vị khách trong TP HCM đặt mua. Công việc quá trưa, anh mời chúng tôi vào ngôi nhà cấp 4 cách bờ sông Hồng 200m. Thẳng cửa ra vào là bàn thờ, nơi đặt bát hương to với rất nhiều nén nhang đã thắp. Nghe anh Dũng nói, đây là bát hương anh làm để thờ chung cho các ngôi mộ vô danh không người nhận đã được anh và một số anh em trong Hội chữ Thập đỏ phường Nhật Tân đưa về chôn tại bến Cô Trôi. Hằng tháng, vào ngày mùng một và ngày rằm rất nhiều người dân xung quanh đây đều đến thắp hương.

Không biết có phải do số phận anh gắn với những xác chết hay không nhưng từ khi 12 tuổi cho đến năm 2008 anh liên tục cùng một số người trong thôn vớt hàng chục xác chết. Anh nhớ lại khoảng thời gian năm 1993-1994, đã xảy ra vụ đắm thuyền tại xã Phú Thượng. Khi ấy, tầm khoảng 3h sáng, anh đang làm việc ở bãi cát phát hiện thấy thuốc lá và mì chính nổi lên rất nhiều trên sông. Nhận thấy điềm không lành, anh vội chạy ngược lên và vấp phải chân của một người phụ nữ. Từ đấy cho đến 7h sáng anh đã đưa được 19 thi thể của những người đắm tàu chợ.

Đến khoảng 3 ngày sau, anh và một số người khác đưa lên được 39 thi thể. Sau đấy anh đã bàn giao những thi thể này cho Công an huyện Từ Liêm. Khi thấy tôi hỏi anh có sợ không, anh bảo anh không cảm thấy sợ mà như một điều gì đó thôi thúc anh làm. Đợt trước cứ thấy trong lòng nóng ruột, anh ra bờ sông thì y như rằng anh lại thấy một thi thể ai đó trôi dạt vào bờ kè, lau, sậy… Có lần từ 2 đến 3 xác chết. Sau đó, anh báo phường và cùng một số người chôn cất khi không thấy ai đến nhận.

Đưa tôi ra bến Cô Trôi, anh cầm theo thẻ hương để thắp lên miếu. Anh nói những năm trước đây có rất nhiều người được chôn ở đây nhưng sau đó có gia đình biết và đến nhận lại. Hiện giờ, chỉ còn hơn 40 ngôi mộ chưa ai nhận. Khi thấy anh đến, một người dân có mảnh đất trồng chuối ngay cạnh đấy vừa hạ buồng chuối chín xuống mang đến đưa anh một nải để thắp hương. Không biết từ bao giờ bến này gọi là bến Cô Trôi nhưng nghe nói là rất thiêng.

Vào khoảng năm 1999, anh Dũng cũng đã vớt một xác cụ ông tên là Nguyễn Văn Thụ. Anh vừa bảo vệ tử thi vừa báo cho Công an quận Tây Hồ xuống khám nghiệm. Vì không có người nhận nên anh và những người trong đội cứu nạn cứu hộ đã chôn cất và phát lên truyền hình tìm người thân. 1 tháng sau con cháu cụ biết được đã đến xin lại mộ phần đưa cụ về quê.

Và mới đây vào khoảng cuối tháng 9/2011, có 2 bố con ở phường Nhật Tân đi trên 1 chiếc thuyền tôn nhưng chẳng may thuyền lật. Người bố thì không sao nhưng đứa con 6 tuổi đã chìm nghỉm. Nghe tin anh chạy đến. Lúc này, một số thanh niên đã xuống tìm cháu bé nhưng chưa thấy. Không chần chừ anh Dũng nhảy xuống và nửa tiếng sau anh đã thấy chân cậu bé và đưa lên bờ. Với kinh nghiệm của người sông nước, anh hô hấp nhân tạo và rất may cậu bé đã dần tỉnh lại. Ngay tối hôm đó, hai mẹ con cậu bé đã đến nhà anh cảm ơn.

Thân hình vạm vỡ, đầu trọc lốc nếu ai mới gặp anh sẽ tưởng anh là dân anh chị đầu gấu nào đó, nhưng ẩn chứa đằng sau đó là một tâm hồn đầy tình thương và làm việc thiện. Được Ban quản lý hợp tác Nhật Tân tạo điều kiện gia đình anh được phân một mảnh đất trên bãi tân bồi này. Để cải thiện kinh tế gia đình khi hai con đang đi học, anh và vợ hàng năm trồng 600 cành đào Nhật Tân và nuôi hơn 30 con bò nên mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 100 triệu đồng.

Anh Dũng kiểm tra đào Nhật Tân để giao cho khách.

Theo ông Bùi Văn Đê, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Nhật Tân cho biết: Anh Dũng là một người hiền lành, sống hòa nhã với bà con lối xóm. Với những việc làm của mình, anh Dũng được công nhận là gia đình chữ Thập đỏ cấp phường, quận về làm việc thiện. Bên cạnh đó là hội viên của Hội Chữ thập đỏ, thanh niên xung kích cứu nạn cứu hộ chữ thập đỏ của phường; thành viên HTX nông nghiệp Nhật Tân. Anh đã được tặng Bằng khen, giấy khen từ Hội Chữ thập đỏ... và giấy chứng nhận gia đình nhân đạo. Bên cạnh đó, gia đình anh năm nào cũng đóng góp 3 triệu đồng vào Quỹ vì người nghèo của phường.

Từ năm 2008 trở lại đây, anh Dũng và những người cứu nạn cứu hộ của phường ít gặp những thi thể trôi dạt về bãi tân bồi sông Hồng thuộc phường Nhật Tân. Và anh nghĩ đó là điềm lành. Ngoài kia những nụ hoa đầu xuân đang hé nở, anh và gia đình tất bật chăm sóc cành đào và bán để kịp đón Tết tươi vui và đầm ấm

Hiền Thanh

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文