Nguy hiểm từ những cầu tạm trong mùa mưa lũ

08:15 24/07/2019
Do lợi ích mà những chiếc cầu tạm mang lại như rút ngắn khoảng cách đi lại, dễ làm, chi phí thấp, có thể tận dụng nguyên liệu trong tự nhiên nên người dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn sử dụng các loại cầu tạm để đi lại khá phổ biến. Tuy nhiên, việc người dân lưu thông qua những cây cầu tạm cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm, đặc biệt vào mùa mua lũ, mực nước ở các sông, suối lớn, có thể xảy ra lũ quét, lũ ống bất kỳ lúc nào


Chiếc cầu tạm bằng gỗ phục vụ cho việc đi lại của 9 hộ dân phía bên kia sông thuộc thôn Bản Pẻn, xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn, gọi là chiếc cầu nhưng nó chỉ được chống đỡ bằng 3 trụ đá, mặt cầu được làm bằng những thanh tre đan lại với nhau.

Qua tìm hiểu được biết, mặc dù đã được thống kê để giải phóng mặt bằng xây dựng hồ chứa nước Nặm Cắt, song do chưa được bồi thường nên hiện nay 9 hộ dân sinh sống phía bên kia sông, thuộc khu vực Bản Chiu, thôn Bản Pẻn chưa thể di dời đến nơi ở mới. Đã nhiều năm nay, bà con nhân dân và các em học sinh ở đây vẫn phải đi lại qua chiếc cầu tạm do mình tự làm, tuy nhiên đó chỉ là vào mùa khô, dòng sông ít nước, còn vào mùa mưa lũ, chiếc cầu bị cuốn trôi, thì các hộ dân phía bên kia sông lại bị cô lập hoàn toàn, việc đi lại của người dân và các em học sinh đều ngưng trệ.

Hằng ngày, người dân vẫn phải đi qua cây cầu tạm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nhất là mùa mưa lũ.

Không những vậy, mặc dù được thường xuyên sửa chữa và làm mới nhưng việc đi lại trên chiếc cầu tạm này cũng rất nguy hiểm bởi mặt cầu nhỏ, lại nằm khá cao so với lòng sông. Ông Lâm Văn Bội, thôn Bản Pẻn cho biết: “Hàng ngày, tôi vẫn thường xuyên đi qua cây cầu này, Nguy hiểm đấy, đi sợ lắm nên tôi toàn dắt xe qua thôi, đi lại rất khó khăn nên dân cư trong này thưa thớt, chỉ còn có mấy nhà thôi”...

Thực tế cho thấy, lợi ích của những cây cầu tạm mang lại cho người dân là rất thiết thực như rút ngắn khoảng cách đi lại, dễ làm, chi phí thấp, có thể tận dụng nguyên liệu tại chỗ, tuy nhiên do chỉ làm tạm không chắc chắn nên khi đi lại qua những cây cầu như vậy trong mùa mưa lũ cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho người dân.

Anh Lâm Thanh Tâm, ở thôn Bản Pẻn chia sẻ: “Nhà tôi vẫn ở đây nên thường xuyên phải đi lại qua cây cầu tạm này, nguy hiểm thì biết rồi, nhất là đến mùa trẻ con đi học, dân ở đây cũng ý kiến nhiều nhưng giờ không có dự án gì nên dân tự làm thôi. Cứ mưa to lũ về, cây cầu bị cuốn trôi thì sau đấy người dân trong thôn lại cùng nhau làm lại cây cầu tạm khác. Nước cũng khá sâu, bình thường là 2m, ở đây cũng đã có trường hợp người qua cầu tạm này bị ngã”.

Còn cây cầu tạm tại thôn Nà Pài, thuộc xã Dương Quang, thành phố Bắc Kạn mới bị cuốn phăng sau những đợt mưa lũ vừa qua. Trước đây, trên chiếc cầu này, có hàng trăm lượt người và phương tiện qua lại.

Gọi là cây cầu, nhưng tất cả đều được người dân chung tay góp sức làm, nên hết sức đơn sơ, thủ công, ván cầu được ghép bởi những mảnh tre, nứa còn trụ hai đầu cầu được quây bằng phên nứa và  đổ đá, sỏi vào trong. Nay bị mưa lũ cuốn trôi, chưa làm lại được nên cũng khó khăn cho bà con trong việc di chuyển.

Hiện nay, toàn bộ cầu tạm đều do chính quyền các địa phương và người dân tự xây dựng, quản lý, nhưng do mang tính tạm thời, nên việc duy tu, sửa chữa ít được quan tâm.

Chính vì vậy, đa số cầu tạm chỉ sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã bị xuống cấp, hư hỏng, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại. Do việc xây dựng cầu kiên cố tốn rất nhiều kinh phí, thời gian, nên các địa phương cần tranh thủ mọi nguồn lực, điều kiện để thu hút đầu tư, nguồn vốn nhằm xây dựng cầu trên địa bàn.

Không có số liệu thống kê cụ thể hiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu chiếc cầu tạm bắc qua sông, suối để phục vụ việc đi lại của người dân. Song có một điều chắc chắn là việc đi lại qua những chiếc cầu như vậy vào mùa mưa lũ, nước sông suối dâng cao là rất nguy hiểm.

Vì thế, để đảm bảo an toàn, cùng với thực hiện nghiêm những khuyến cáo của ngành chức năng và chính quyền các địa phương,  trước hết người dân cần có ý thức tự bảo vệ mình, không nên đi qua cầu tạm vào những ngày mưa lũ lớn hoặc khi cầu quá cũ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.


Ngọc Ánh – Quốc Huy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文