Nhà ngoại cảm "dỏm" lừa tìm mộ liệt sỹ

10:05 23/10/2007
Mạo danh nhà ngoại cảm, tự nhận biết phần mộ liệt sỹ... là hành động của một số kẻ táng tận lương tâm, đánh vào nguyện vọng tìm phần mộ thân nhân của gia đình liệt sỹ. Gần đây, đường dây nóng Báo CAND liên tục nhận được phản ánh của bạn đọc về tình trạng trên.

Gia đình chị Nguyễn Thị V., ở huyện Đông Anh, Hà Nội có một người thân hy sinh năm 1968 tại chiến trường miền Nam. Đó là thông tin duy nhất gia đình có được.

Mong muốn tìm mộ người thân, gia đình chị luôn gửi thông tin đến Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo CAND.

Sự nhiệt thành đáng ngờ

Cho đến một hôm chuông điện thoại di động của chị V. reo vang. Đầu dây, một phụ nữ cho biết bà ta có thể giúp gia đình tìm phần mộ người thân. Vui mừng như bắt được vàng, chị hỏi dồn dập.

Người ở đầu dây bên kia lại rất từ tốn. Bà ta yêu cầu chị hãy đến gặp, gặp rồi sẽ chỉ cho chị cách tìm vì còn có sự giúp đỡ của "ông Thiếu tướng". Chị V. đã đến gặp người đàn bà này theo hẹn.

Căn nhà của bà T. nằm trong một ngõ nhỏ trên phố B.N., Hà Nội. Không nói nhiều về bản thân, bà T. lôi ra đống giấy tờ cho chị V. xem. Cái thì là sơ đồ tìm mộ. Cái là công văn của vị Thiếu tướng, con ông chú...

Cầm tờ giấy cũ mèm, nhiều chỗ rách nếp gấp, chị V. bảo không hiểu nhà ngoại cảm vẽ sơ đồ thế này là ý chỉ thế nào. Nghe vậy, bà T. cầm một tờ lên giải thích, chỗ này là Đài tưởng niệm, đây là từng hàng mộ liệt sỹ.

Từ Đài tưởng niệm, đếm theo số hàng, số mộ là đến phần mộ cần tìm. Chị V. vẫn chưa hiểu, bà T. kiên trì giảng giải tiếp, sau khi đến phần mộ đúng với chỗ đánh dấu trên sơ đồ, gọi điện về cho bà ta.

Bà ta hướng dẫn dùng chiếc đũa dựng đứng, sau đó đặt quả trứng lên. Nếu quả trứng đứng được là đúng mộ cần tìm. Nói rồi bà T. cho xem bức ảnh, trong đó là hình ảnh quả trứng đứng trên chiếc đũa dựng ngược tại một phần mộ.

Để thêm phần thuyết phục, bà T. còn cho chị xem đĩa. Những hình ảnh trong đó là cảnh thân nhân liệt sỹ đi tìm mộ người thân. Tuy nhiên, đây không phải là hình ảnh quay trực tiếp mà quay từ những bức ảnh, trong đó có hình ảnh bà T..

Bà T. cho biết, do thân nhân không biết làm lễ nên mời bà đi cùng. Đối với trường hợp của chị V., bà hướng dẫn đến nhà ngoại cảm ở Thái Bình. Nhà ngoại cảm này là đàn bà nhưng thích được gọi bằng ông. Vì thế, nếu gặp phải gọi bằng ông, tối kỵ gọi bằng bà.

Do "ông" rất đông khách nên phải có sự giới thiệu của bà T., nếu không phải đợi rất lâu mới gặp được. Còn việc đi tìm mộ theo sơ đồ nhà ngoại cảm cho, bà sẽ đi cùng để hướng dẫn.

Ngay cả việc từ Hà Nội xuống Thái Bình, nếu cần bà sẽ đi cùng. Phải thừa nhận, bà T. rất nhiệt tình. Nhưng sự nhiệt tình thái quá của bà khiến chị V. ngờ ngợ. Chị hoài nghi và đặt các câu hỏi về việc bà T. đã giúp các thân nhân trước đó.

Bà T. vẫn nói, nói nhiệt tình. Bà còn chỉ luôn một trường hợp qua đọc báo đã giúp thân nhân liệt sỹ tìm ra mộ người thân.

Trước sự khẳng định chắc như đinh đóng cột của bà T., chị V. vội ghi lại trường hợp cụ thể này, chị muốn kiểm nghiệm lại lời bà T. nói.

Được sự giúp đỡ của phóng viên Báo CAND, chị đã tìm được câu trả lời.  Trong danh sách đã đăng tải trên Báo, không có người liệt sỹ như bà T. nói, chỉ có một trường hợp trùng tên nhưng khác họ, khác quê quán.

Như vậy, có thể khẳng định, bà T. đã lợi dụng uy tín của Báo để tạo lòng tin cho thân nhân liệt sỹ. Nếu không có sự kiểm chứng, làm sao chị biết sự thật này. Đã có bao nhiêu thân nhân liệt sỹ đã tin lời bà T.? Chị muốn câu chuyện của mình sẽ được đăng trên Báo để mọi người cảnh giác.

Thân nhân liệt sỹ cần cảnh giác

Tháng 10/2006, Đặng Xuân Ba, trú tại Lâm Đồng bị Công an huyện Hướng Hóa, Quảng Trị bắt về tội lừa đảo. Tự nhận là nhà ngoại cảm, ông Ba đã lừa thân nhân liệt sỹ đến Hướng Hóa tìm mộ.

Tuy nhiên, trò lừa đảo của ông Ba đã không qua mắt được cán bộ, nhân dân địa phương.

Kiểm tra hành lý của "nhà ngoại cảm", cơ quan Công an thu giữ 14 túi ni lông màu trắng, đựng những mẩu xương vụn màu đen và màu trắng bạc. Đây là những thứ giống với "hài cốt" mà "nhà ngoại cảm" này đã tìm được và bảo với thân nhân đây là  hài cốt liệt sỹ.

Việc tìm kiếm thân nhân liệt sĩ xuất phát từ thiện tâm. Ảnh: Đào tìm hài cốt liệt sĩ ở hồ Đăk Lốp. (ảnh chỉ có tính chất minh hoạ không liên quan đến nội dung bài viết).

Tự xưng danh là nhà ngoại cảm để lừa thân nhân liệt sỹ chỉ là một trong số những hình thức mà những kẻ táng tận lương tâm đã làm. Còn có những người tự nhận biết phần mộ liệt sỹ và muốn giúp thân nhân tìm kiếm. Khi gặp, họ sẽ nói như là biết thật rồi cho biết mình đang gặp cảnh éo le.

Thông thường, thân nhân liệt sỹ khi gặp người cung cấp thông tin rất vui mừng. Họ coi những người này là ân nhân nên chẳng tiếc thứ gì. Sau khi người báo tin đi rồi, kiểm nghiệm lại những điều họ nói không đúng với thực tế, mới biết mình bị lừa.

Chúng tôi biết đến trường hợp một thân nhân liệt sỹ ở Bắc Giang từng bị rơi vào trường hợp này. Anh cho biết, sau khi đăng tin tìm mộ liệt sỹ ở Báo Quân đội nhân dân, có một người tìm đến và nói biết phần mộ của liệt sĩ là thân nhân gia đình.

Sau khi nhận được sự đón tiếp nồng hậu của gia chủ, người này để lại lời hướng dẫn và cho biết có người thân đang mắc bệnh hiểm nghèo. Được dịp trả ơn ân nhân, anh hào phóng cho người này một số tiền. Anh chỉ biết mình bị lừa sau khi xác minh những thông tin trên là tin "vịt".

Chúng tôi từng nhận được phản hồi của thân nhân liệt sỹ về một người tên Long, tự nhận là quân nhân, công tác tại một bệnh viện Quân đội. Long thường gọi điện, đến gia đình thân nhân liệt sỹ và bảo mình biết phần mộ. Sau đó, anh ta nại lý do về quê hết tiền, do vậy gia chủ thường cho Long tiền lộ phí.

Tuy số tiền rơi vào tay Long chỉ 100.000 - 200.000đ nhưng hành vi của Long làm nhiều người thất vọng. Thất vọng vì niềm tin của mình đặt nhầm chỗ. Và buồn hơn nữa là có những người lợi dụng vào một việc rất linh thiêng để kiếm chác. Hành vi này của những kẻ như Long rất đáng lên án và trừng phạt.

Phải thừa nhận, có rất nhiều cựu chiến binh, người dân biết phần mộ liệt sỹ đã nhiệt tình cung cấp thông tin cho thân nhân. Chính những người tốt bụng này đã góp phần đưa liệt sỹ trở về với quê hương, với người thân, đồng đội.

Những trường hợp lừa đảo như nêu trên chỉ là con sâu làm rầu nồi canh. Mong rằng thân nhân liệt sỹ hãy tỉnh táo và cảnh giác trước mọi thông tin liên quan

Cao Hồng - Việt Hà

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

Liên quan đến thông tin một số khán giả cho rằng, trang phục biểu diễn của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng có cài huy hiệu lạ, nhạy cảm trong đêm nhạc “Ngày em thắp sao trời”, chiều 7/5, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt, Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nắm được vụ việc và chỉ đạo kiểm tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文