Nhiều bất cập trong Dự thảo kỳ thi "2 trong 1"

10:08 14/06/2008

Hiệu trưởng nhiều trường ĐH phân tích, mỗi năm tính chất cạnh tranh thi thố của kỳ thi sẽ khác nhau nhiều, môn thi từng năm cũng sẽ thay đổi (trừ 3 môn bắt buộc do Bộ quy định là toán, văn, ngoại ngữ), vậy làm sao có thể bảo lưu kết quả môn thi của năm trước để xét tuyển cho năm sau, trong khi năm sau môn này lại không thi?

Liên tục trong một khoảng thời gian từ cuối năm 2007 đến nay, Đề án đổi mới thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh ĐH, CĐ do Bộ GD&ĐT chủ trì xây dựng đã trải qua rất nhiều lần dự thảo.

Cũng giống như các bản dự thảo trước đó, dự thảo lần thứ 20 vừa được Bộ công bố để xin ý kiến chính thức nhiều Bộ, ngành trước khi trình Chính phủ xem xét đã bộc lộ nhiều điểm bất hợp lí, cho thấy Đề án chưa khả thi, càng không thể áp dụng kỳ thi "2 trong 1" ngay trong năm 2009.

1. Môn thi thay đổi theo từng năm, không thể bảo lưu để xét tuyển nhiều năm

Dự thảo Đề án quy định: Thí sinh được bảo lưu kết quả điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia (đã được cấp bằng tốt nghiệp) để đăng ký xét tuyển sinh trong vòng 3 năm đối với ĐH, CĐ và 5 năm đối với TCCN...

Về vấn đề này, GS Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm ủy ban Văn hoá, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã bày tỏ quan điểm: Bảo lưu kết quả để xét tốt nghiệp thì khả thi nhưng bảo lưu kết quả của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển trong 3 - 5 năm là điều khó có thể chấp nhận được.

Cùng chung ý kiến với GS Đào Trọng Thi, hiệu trưởng nhiều trường ĐH phân tích, mỗi năm tính chất cạnh tranh thi thố của kỳ thi sẽ khác nhau nhiều, môn thi từng năm cũng sẽ thay đổi (trừ 3 môn bắt buộc do Bộ quy định là toán, văn, ngoại ngữ), vậy làm sao có thể bảo lưu kết quả môn thi của năm trước để xét tuyển cho năm sau, trong khi năm sau môn này lại không thi? Cạnh tranh phải trên cùng một nền tảng.

2. Cơ cấu đề thi: 60% kiến thức cơ bản và 40% nâng cao - không rõ ràng và gây khó khăn cho học sinh

Tham dự kỳ thi THPT quốc gia sẽ có 3 đối tượng: Chỉ có mục đích công nhận tốt nghiệp THPT, có mục đích vừa được công nhận tốt nghiệp, vừa được tham dự xét tuyển ĐH, CĐ và chỉ có mục đích được xét tuyển vào ĐH, CĐ.

GS Văn Như Cương phân tích, "đề thi không chia cơ học thành hai phần riêng biệt trong đề thi" (dự thảo) có nghĩa là trong đề thi không nói rõ câu hỏi nào thuộc phần A, câu hỏi nào thuộc phần B. Như vậy, cả ba đối tượng đều phải làm một đề chung và làm trong một khoảng thời gian giống nhau. Nếu thí sinh chỉ có mục đích đỗ tốt nghiệp, các em sẽ biết chọn câu nào thuộc "60% kiến thức cơ bản"?

Theo GS Văn Như Cương, quy định cơ cấu đề thi như vậy là không rõ ràng, đánh đố học sinh. Không ít giáo viên dạy THPT còn băn khoăn, nếu trong trường hợp thí sinh chỉ cần đỗ tốt nghiệp, trong khi câu dễ, khó lẫn lộn, đề trắc nghiệm trải dài cả chương trình, không phân định câu nào là cơ bản (hoặc nâng cao) các em sẽ lao vào câu khó mà không biết, đến khi quay lại làm câu dễ thì đã hết thời gian, không thể đạt kết quả như ý muốn được. Điều này rất bất hợp lí, chắc chắn nhiều thí sinh sẽ bị thiệt thòi.

3. Xếp loại tốt nghiệp: Khó hiểu và không khoa học

Tiêu chí xếp loại tốt nghiệp (sơ bộ) như sau: Đạt tốt nghiệp: 18 điểm trở lên và không có điểm 0 (18 điểm là 50% của 36 điểm đối với 6 môn thi - phần để công nhận tốt nghiệp, như vậy trung bình, 1 môn chỉ cần 3 điểm là được công nhận tốt nghiệp); Loại trung bình: 18 đến 32 điểm; Loại khá: Lớn hơn 32 điểm đến 46 điểm; Loại giỏi: Trên 46 điểm. Song cách xếp loại này không ổn. Theo quy định, thang điểm bài thi là 10 điểm (6 điểm + 4 điểm ứng với 60% + 40% kiến thức), như vậy, mức điểm thi tốt nghiệp tối đa sẽ là 36 điểm (vì có 6 môn thi).

Thí sinh chỉ cần đạt 18 điểm trở lên là đạt tốt nghiệp. Điều vô lí là quy định "xếp tốt nghiệp loại giỏi phải đạt trên 46 điểm". Nhưng thí sinh sẽ lấy đâu ra 46 điểm trong khi điểm tốt nghiệp tối đa chỉ có 36 điểm.

4. Xét tuyển vào ĐH, CĐ: Sẽ xuất hiện nhiều kỳ thi "con", vẫn tốn kém và căng thẳng

Xét tuyển vào ĐH, CĐ là cuộc đua để đào tạo nguồn nhân lực cao cho đất nước, tính chất cạnh tranh rất khốc liệt. Tuy nhiên đến bây giờ, với bản dự thảo này, các trường, đặc biệt là trường tốp đầu vô cùng bối rối và lo lắng. Họ sẽ xét tuyển như thế nào nếu chỉ có một căn cứ điểm thi duy nhất của thí sinh?

Sẽ xảy ra một thực tế: Có thí sinh điểm cao, nhưng số điểm thích ứng lại rơi vào kiến thức cơ bản (để công nhận tốt nghiệp); có thí sinh điểm thấp hơn, nhưng số điểm thích ứng lại rơi vào kiến thức nâng cao? Vậy sẽ chọn thí sinh nào đây?

Về vấn đề này, GS Đào Trọng Thi không đồng tình, theo ông không nên để các trường tốp đầu, trường chất lượng cao, trường trọng điểm… vào quy trình xét tuyển này. Mục đích ghép hai kỳ thi làm một của Bộ GD&ĐT nhằm để giảm bớt chi phí, tốn kém và căng thẳng của xã hội, nhưng trong dự thảo lại đưa ra 3 phương án xét tuyển ĐH, CĐ và TCCN, trong đó có phương án nhiều trường sẽ tiếp tục tổ chức thi tuyển một kỳ thi riêng để chọn thí sinh giỏi.

Rõ ràng, sẽ lại có rất nhiều kỳ thi nhỏ lẻ do các trường đứng ra tổ chức. Như vậy, gánh nặng chi phí tốn kém của xã hội cho thi cử liệu có giảm bớt?

Thu Phương

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文