Huyện Bù Đăng (Bình Phước):

Nhiều công trình cấp nước sạch chưa đạt hiệu quả, gây lãng phí

15:30 10/04/2009
Những ngày cuối mùa khô này, có dịp về huyện vùng sâu, vùng cao Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) mới thấy hết nỗi khổ của người dân ở đây vì thiếu nước sinh hoạt. Để có nước, nhiều hộ dân đã phải bỏ tiền mua từng thùng nước được chở từ lòng hồ thủy điện Thác Mơ về với giá đắt đỏ.

Tìm hiểu, không phải Nhà nước không bỏ tiền xây dựng các công trình cấp nước tập trung nhưng thiếu nước là do dù đã hoàn thành từ rất lâu nhưng các công trình này vì nhiều lý do đã không được đưa vào hoạt động, gây lãng phí rất nhiều từ nguồn ngân sách.

Để có nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho thầy và trò Trường Tiểu học Thọ Sơn cũng như một số hộ dân thôn Sơn Lợi, năm 2004, Ban quản lý dự án ngành NN&PTNT tỉnh Bình Phước đã đầu tư gần 200 triệu đồng xây dựng công trình cấp nước tập trung ngay trong khuôn viên nhà trường.

Sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng chỉ được vài ngày thì phải ngưng hoạt động vì giếng không có nước. Từ đó, những hộ dân ở thôn Sơn Lợi và 597 thầy trò Trường Thọ Sơn lại phải đi mua nước nơi khác để sinh hoạt.

Ông Lê Bá Dung - Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn cho biết: "Công trình thì có nhưng nước thì không. Vào mùa khô, giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Thọ Sơn cùng hàng ngàn hộ dân 2 thôn Sơn Lợi và Sơn Thủy phải mua từng can nước để sử dụng với giá từ 15.000 - 20.000 đồng/m3...

Nằm cách UBND xã Đức Liễu khoảng 200m là một công trình cấp nước tập trung vào loại quy mô, còn tươi màu sơn vàng óng. Từ hệ thống giếng nước đến nhà vận hành, bồn chứa đều đã hoàn thành từ cuối năm 2008, với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Đây là nguồn vốn thuộc Chương trình quốc gia về nước sạch nông thôn của Chính phủ do Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư. Mục tiêu của công trình là cung cấp đủ nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho gần 2.000 giáo viên, học sinh thuộc 2 trường là THCS Nguyễn Trường Tộ và THPT Lê Quý Đôn và gần 1.000 hộ dân thuộc khu trung tâm hành chính xã Đức Liễu.

Thế nhưng, từ ngày cắt băng khánh thành đến nay, cánh cửa ở công trình nước sạch này vẫn im ỉm đóng. Khi được hỏi tại sao công trình cấp nước tập trung này lại chưa được đưa vào sử dụng, ông Tô Hào Quang - Chủ tịch UBND xã Đức Liễu trả lời rất ngắn gọn: "Vì địa phương chưa được nhận bàn giao!".

Được biết, để có nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân huyện Bù Đăng, đặc biệt là trong những tháng mùa khô, năm 2007 và 2008, chương trình nước sạch nông thôn tỉnh Bình Phước đã đầu tư, hỗ trợ vốn xây dựng nhiều công trình cấp nước. Thế nhưng, công trình cấp nước sinh hoạt cho 130 hộ dân thuộc khu vực chợ Thọ Sơn và UBND xã Thọ Sơn với kinh phí 850 triệu đồng đã hoàn thành vào tháng 12/2008 nhưng không hiểu vì sao, đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động?... 

Trao đổi với một số cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Bù Đăng, chúng tôi được biết Bù Đăng là huyện vùng cao, địa hình đồi dốc, rừng đang bị tác động mạnh nên trong những năm gần đây, vào mùa khô nắng gắt, nguồn nước mạch và nước ngầm đang bị cạn kiệt.

Để có nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân, trong những năm qua huyện Bù Đăng đã được Nhà nước đầu tư từ nguồn vốn của nhiều chương trình, xây dựng các công trình cấp nước song vì nhiều lý do, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch trong nhân dân, nhất là trong những tháng mùa khô.

Làm gì để các công trình nước sạch được đầu tư ở đây phát huy hiệu quả? Đó chính là sự mong mỏi của nhân dân tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Bù Đăng nói riêng

Anh Ngọc

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Cao (SN 1962), Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng 767 (địa chỉ tại số 670 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, TP Bắc Ninh) và 2 nhân viên công ty này về tội “vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文