Huyện Bù Đăng (Bình Phước):

Nhiều công trình cấp nước sạch chưa đạt hiệu quả, gây lãng phí

15:30 10/04/2009
Những ngày cuối mùa khô này, có dịp về huyện vùng sâu, vùng cao Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) mới thấy hết nỗi khổ của người dân ở đây vì thiếu nước sinh hoạt. Để có nước, nhiều hộ dân đã phải bỏ tiền mua từng thùng nước được chở từ lòng hồ thủy điện Thác Mơ về với giá đắt đỏ.

Tìm hiểu, không phải Nhà nước không bỏ tiền xây dựng các công trình cấp nước tập trung nhưng thiếu nước là do dù đã hoàn thành từ rất lâu nhưng các công trình này vì nhiều lý do đã không được đưa vào hoạt động, gây lãng phí rất nhiều từ nguồn ngân sách.

Để có nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho thầy và trò Trường Tiểu học Thọ Sơn cũng như một số hộ dân thôn Sơn Lợi, năm 2004, Ban quản lý dự án ngành NN&PTNT tỉnh Bình Phước đã đầu tư gần 200 triệu đồng xây dựng công trình cấp nước tập trung ngay trong khuôn viên nhà trường.

Sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng chỉ được vài ngày thì phải ngưng hoạt động vì giếng không có nước. Từ đó, những hộ dân ở thôn Sơn Lợi và 597 thầy trò Trường Thọ Sơn lại phải đi mua nước nơi khác để sinh hoạt.

Ông Lê Bá Dung - Phó Chủ tịch UBND xã Thọ Sơn cho biết: "Công trình thì có nhưng nước thì không. Vào mùa khô, giáo viên, học sinh Trường Tiểu học Thọ Sơn cùng hàng ngàn hộ dân 2 thôn Sơn Lợi và Sơn Thủy phải mua từng can nước để sử dụng với giá từ 15.000 - 20.000 đồng/m3...

Nằm cách UBND xã Đức Liễu khoảng 200m là một công trình cấp nước tập trung vào loại quy mô, còn tươi màu sơn vàng óng. Từ hệ thống giếng nước đến nhà vận hành, bồn chứa đều đã hoàn thành từ cuối năm 2008, với tổng kinh phí gần 1 tỷ đồng.

Đây là nguồn vốn thuộc Chương trình quốc gia về nước sạch nông thôn của Chính phủ do Sở NN&PTNT tỉnh Bình Phước làm chủ đầu tư. Mục tiêu của công trình là cung cấp đủ nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho gần 2.000 giáo viên, học sinh thuộc 2 trường là THCS Nguyễn Trường Tộ và THPT Lê Quý Đôn và gần 1.000 hộ dân thuộc khu trung tâm hành chính xã Đức Liễu.

Thế nhưng, từ ngày cắt băng khánh thành đến nay, cánh cửa ở công trình nước sạch này vẫn im ỉm đóng. Khi được hỏi tại sao công trình cấp nước tập trung này lại chưa được đưa vào sử dụng, ông Tô Hào Quang - Chủ tịch UBND xã Đức Liễu trả lời rất ngắn gọn: "Vì địa phương chưa được nhận bàn giao!".

Được biết, để có nước sạch đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân huyện Bù Đăng, đặc biệt là trong những tháng mùa khô, năm 2007 và 2008, chương trình nước sạch nông thôn tỉnh Bình Phước đã đầu tư, hỗ trợ vốn xây dựng nhiều công trình cấp nước. Thế nhưng, công trình cấp nước sinh hoạt cho 130 hộ dân thuộc khu vực chợ Thọ Sơn và UBND xã Thọ Sơn với kinh phí 850 triệu đồng đã hoàn thành vào tháng 12/2008 nhưng không hiểu vì sao, đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động?... 

Trao đổi với một số cán bộ Phòng NN&PTNT huyện Bù Đăng, chúng tôi được biết Bù Đăng là huyện vùng cao, địa hình đồi dốc, rừng đang bị tác động mạnh nên trong những năm gần đây, vào mùa khô nắng gắt, nguồn nước mạch và nước ngầm đang bị cạn kiệt.

Để có nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt cho nhân dân, trong những năm qua huyện Bù Đăng đã được Nhà nước đầu tư từ nguồn vốn của nhiều chương trình, xây dựng các công trình cấp nước song vì nhiều lý do, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước sạch trong nhân dân, nhất là trong những tháng mùa khô.

Làm gì để các công trình nước sạch được đầu tư ở đây phát huy hiệu quả? Đó chính là sự mong mỏi của nhân dân tỉnh Bình Phước nói chung và huyện Bù Đăng nói riêng

Anh Ngọc

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文