Nhiều hộ dân phá bờ kè làm đường đi

16:59 22/02/2011
Những ngày đầu năm 2011, tuyến bờ kè dài khoảng 10km trên đường Nam sông Hậu đoạn bắt đầu từ ấp Chợ cho đến ấp Mỏ Ó, thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã bị nhiều hộ dân ở đây đập phá nhiều đoạn để làm lối ra vào nhà hay ra vuông tôm sản xuất.

Sáng 21/2, chúng tôi đã có chuyến khảo sát thực tế và ghi nhận: Tuyến bờ kè này đã bị đập phá nhiều chỗ để lấy lối đi. Theo ông Nguyễn Văn Hùng (60 tuổi), ngụ tại ấp Chợ, bờ kè này được thi công cách đây khoảng 1 năm, tức là sau khi hoàn thành tuyến đường Nam sông Hậu, đơn vị thi công cho xây dựng đoạn bờ kè (và là bờ kè duy nhất trên đường Nam sông Hậu đoạn chạy qua tỉnh Sóc Trăng) cao khoảng 0,8m, dày khoảng 20cm, bắt đầu từ ấp Chợ cho đến đầu cầu Mỹ Thanh 2.

Theo ông Hùng, bà con nghe nói tuyến bờ kè này nhằm mục đích chắn sóng từ ngoài biển vào. Việc xây dựng bờ kè nói trên đã gây khó khăn cho bà con đang sinh sống và làm ăn ở đây khi không thể ra vào nhà hay trang trại vì bờ kè cao hơn mặt đường khoảng 0,8m. Mỗi lần ra vào hoặc là phải leo thang, hoặc kê gạch để có lối ra vào. Chính vì vậy nên đã có nhiều gia đình và một số cơ sở sản xuất, thậm chí cả cơ quan Kiểm lâm huyện phải đập bỏ đoạn bờ kè trước nhà để lấy lối đi dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Văn Bé - Hạt phó Hạt Quản lý đường bộ 2 (thuộc Công ty TNHH MTV Quản lý và Khai thác cầu Cần Thơ), đơn vị chịu trách nhiệm quản lý khai thác đường Nam sông Hậu, cho biết: "Đã có 61 hộ dân ở đây làm đơn gửi chúng tôi xin đập bỏ bờ kè để làm đường ra vào nhà hay trang trại sản xuất nhưng chúng tôi chỉ có nhiệm vụ quản lý khai thác đường Nam sông Hậu, còn bờ kè là của đơn vị thi công làm theo dự án nên không thể chấp nhận cho bà con phá bờ kè làm đường đi. Không được chấp thuận, nhiều người dân đã tiến hành đập phá bờ kè vào ban đêm, khi chúng tôi phát hiện thì chỉ biết lập biên bản, gửi về cơ quan quản lý cấp trên để báo cáo. Bên cạnh đó chúng tôi cũng phối hợp với chính quyền địa phương nhưng địa phương cũng bó tay bởi không có thẩm quyền giải quyết".

Còn ông Trần Anh Việt - Giám đốc Sở GTVT Sóc Trăng cho rằng bà con chủ yếu mới đến ở sau khi đường làm xong nên việc phá bờ kè là sai, cần phải khắc phục, trả lại hiện trạng ban đầu của bờ kè đó.

Theo ghi nhận của chúng tôi, trên toàn tuyến bờ kè hiện nay đã bị đập phá nhiều đoạn. Còn những hộ không đập phá bờ kè thì bà con lại làm cầu thang trèo qua bờ kè để vào nhà. Với những cầu này lại là mối đe dọa về TNGT bởi những cầu đó gây ra tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, gây mất TTATGT

Cao Xuân

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文