Nhiều mức hỗ trợ người lao động đi làm việc tại nước ngoài

08:43 24/03/2014
UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa ban hành quyết định về quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài giai đoạn 2014-2015 trên địa bàn tỉnh.

Đối tượng hỗ trợ gồm: Người được DN hoặc chi nhánh của DN dịch vụ theo giấy phép của Bộ LĐ-TB&XH tuyển chọn đi làm việc, thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật ở nước ngoài theo hợp đồng; Người đã ký kết hợp đồng cá nhân đi làm việc nước ngoài với đối tượng nước ngoài; Người đi làm việc có thời hạn tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc).

Về mức hỗ trợ, đối với người là thân nhân người có công, là người dân tộc thiểu số, là lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc, đi thực tập kỹ thuật có thời hạn ở nước ngoài được hỗ trợ học nghề ngắn hạn 1 triệu đồng/người/khóa học; học ngoại ngữ 3 triệu đồng/người/khóa học; học bồi dưỡng kiến thức cần thiết 530.000 đồng/người/khóa; chi phí làm thủ tục gồm: hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp theo mức quy định hiện hành của Nhà nước.

Đối với các đối tượng còn lại, được hỗ trợ học nghề ngắn hạn 700.000 đồng/người/khóa học; hỗ trợ học ngoại ngữ 2,1 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ 70% chi phí làm hộ chiếu, visa, khám sức khỏe, lý lịch tư pháp…

UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu rõ, điều kiện hỗ trợ là sau khi người lao động đã được xuất cảnh đi làm việc, đi thực tập kỹ thuật có thời hạn ở nước ngoài. Việc hỗ trợ này áp dụng cho người lao động có hộ khẩu thường trú từ 6 tháng trở lên và hiện đang sinh sống tại Vĩnh Phúc

T.Uyên

Sau 57 năm thất lạc, ông Chu Nghiêm (SN 1941, trú tại phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội) và con gái Chu Thị Tuyết Mai , SN 1967, trú tại tỉnh Bắc Giang, đã tìm được nhau nhờ hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và sự giúp đỡ tận tình của CBCS Công an phường Cửa Nam (quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Sau khi thất lạc, chị Mai đã được một gia đình nhận nuôi và đặt tên là Nguyễn Thị Thủy.

Vượt hơn ngàn cây số, những cựu chiến binh từ các tỉnh phía Bắc mang theo trái tim nồng thắm đến TP Hồ Chí Minh trong dịp Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.

Trong khí thế hào hùng của những ngày tháng 4 lịch sử, những người bạn quốc tế, cũng là những chuyên gia nghiên cứu lịch sử chính trị, đã dành nhiều lời ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam - gọi đây là biểu tượng của chính nghĩa và tình đoàn kết quốc tế.

Đó là những tâm trạng vui, buồn lẫn lộn của nhiều phạm nhân đang thi hành án tại Trại giam Quyết Tiến (Bộ Công an) có thành tích cải tạo tốt đang được đề nghị đặc xá và đủ điều kiện đang được đề nghị Tha tù trước thời hạn đã được phóng viên Báo CAND ghi lại trong những ngày gần đây.

Chiều 30/4, Phòng CSGT Công an tỉnh Điện Biên cho biết, vào khoảng 2h sáng cùng ngày, trên tuyến QL279 đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa hai xe ô tô khiến 1 người tử vong. Tài xế gây tai nạn vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,230 mg/L khí thở.

Dòng người cứ tăng dần, mỗi phút trôi qua lại có rất nhiều phần vỉa hè đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa được mọi người "xí phần” làm chỗ chờ xem diễu binh vào ngày 30/4.

Khởi chiếu vào những ngày tháng tư lịch sử, bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của khán giả. Một bộ phim nữa cùng khai thác đề tài chiến tranh cách mạng là “Mưa đỏ” cũng đang được tích cực hoàn thiện để ra rạp vào ngày 2/9. Như vậy, cùng với những bộ phim kinh điển ghi dấu trước đó, niềm hân hoan, tự hào về ngày thống nhất 30/4 vẫn luôn là nguồn cảm hứng dạt dào với những người làm điện ảnh...

Ngày 30/4, nguồn tin của phóng viên xác nhận, Công an tỉnh Thanh Hoá đã bắt giữ đối tượng Lê Khánh Duy (SN 2008), thôn Nguyệt Tân, xã Nguyệt Ấn, huyện Ngọc Lặc để điều tra, làm rõ tội giết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.