Nhọc nhằn nghề câu cá ngừ đại dương

13:30 17/09/2011
Giữa sóng gió khơi xa, không phải chuyến biển nào cũng trọn vẹn, suôn sẻ như ước muốn, mà ngư dân phải đối mặt nhiều khó khăn khắc nghiệt bởi thời tiết biến động bất thường, tai nạn nghề nghiệp do va chạm tàu thuyền, sơ sảy của ngư dân và gần đây là những phi vụ tàu cá Trung Quốc "lấn sân", cản trở. Gần như năm nào ở Nam Trung Bộ cũng có ngư dân gặp nạn.

4 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa và Ninh Thuận có bờ biển dài theo mép nước hơn 800km với nhiều dãy núi vươn ra tạo thành những đầm, vịnh, vũng và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, giàu tiềm năng thủy sản. Trong đó, nghề câu cá ngừ đại dương (CNĐD) không chỉ mở ra hướng đi mới cho ngư dân trong khu vực mà còn góp phần đổi đời hàng ngàn hộ gia đình từ bao đời nay phải đối mặt với nhiều khó khăn vất vả. Thế nhưng, phía sau niềm vui là những nỗi đau khi biển cả cướp mất nhiều sinh mệnh của ngư dân…

Đối mặt với hiểm nguy

Với gần 14 năm hình thành và hoạt động, Phú Yên là nơi khởi đầu nghề câu CNĐD sớm nhất trong cả nước. Trong số 7.203 tàu thuyền với tổng công suất 207.859 CV, có đội tàu câu CNĐD 698 chiếc, đánh bắt mỗi năm trên 5.000 tấn, chiếm gần 14% tổng sản lượng khai thác thủy sản. Ở ba tỉnh còn lại có khoảng 700 tàu câu CNĐD với sản lượng mỗi năm đạt hơn 5.000 tấn.

Ngoài các phương tiện, thiết bị kỹ thuật như máy định vị, máy tầm ngư, hệ thống thông tin liên lạc (Incom), vài chục tấm lưới đánh bắt cá chuồn làm mồi câu… mỗi chuyến ra khơi, một chiếc tàu còn phải đầu tư 50-150 triệu đồng phí tổn nhiên liệu, lương thực, đá lạnh… với nhân lực từ 9-15 ngư dân hành nghề ít nhất hơn nửa tháng.

Giữa sóng gió khơi xa, không phải chuyến biển nào cũng trọn vẹn, suôn sẻ như ước muốn, mà ngư dân phải đối mặt nhiều khó khăn khắc nghiệt bởi thời tiết biến động bất thường, tai nạn nghề nghiệp do va chạm tàu thuyền, sơ sảy của ngư dân và gần đây là những phi vụ tàu cá Trung Quốc "lấn sân", cản trở. Gần như năm nào ở Nam Trung Bộ cũng có ngư dân gặp nạn. Đơn giản là những trường hợp tàu đánh cá gặp sự cố kỹ thuật chết máy, Incom bị mất liên lạc, tàu bị sóng đánh trôi dạt nhiều ngày giữa biển khơi.

Có trường hợp ngư dân chủ quan, bất cẩn nên trượt chân rơi xuống biển khi tàu đang chạy lúc nửa đêm nên không ai biết, có người mất tích lúc đang bơi thúng chai đi câu mực trong đêm tối. Thảm khốc hơn đã có những tàu đánh cá mất tích vì bất chợt gặp dông bão giữa khơi, bị tàu lạ đâm chìm, ngư dân bị hải quân nước ngoài bắt giữ…

Gần đây nhất là tàu PY-92355TS do ông Trần Min, ở phường 6, TP Tuy Hòa bị sóng lớn đánh chìm tại biển Hòn Đôi, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 4 người bơi được vào đảo, 6 ngư dân còn lại tử nạn… Bên cạnh tai nạn, trong mấy năm qua đã có hàng chục tàu của ngư dân Nam Trung Bộ bị Hải quân nước ngoài bắt giữ khi cho rằng xâm phạm ngư trường của họ. Tại Bình Định, 23 ngư dân ở xã Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn hành nghề trên 3 tàu BĐ-50544TS, 51076, 50493 từng bị Indonesia bắt giữ hơn 5 tháng.

Ở Phú Yên, từ năm 2009 đến nay đã có 6 tàu câu CNĐD với 57 ngư dân bị Hải quân Malaysia, Indonesia, Brunei bắt giữ, tịch thu ngư cụ. Sau đó, tòa án nước sở tại xử phạt, trong đó có hai tàu PY-92060TS, 90368 với 20 ngư dân bị Brunei bắt giữ vào ngày 21/5 và 13/7/2011... Người thân phải vay tiền nộp phạt 431 triệu đồng để nhóm ngư dân này thoát cảnh ngồi tù theo phán quyết của tòa án Brunei.

Sơ chế cá ngừ đại dương tại một cơ sở thu mua ở cảng cá phường 6, TP Tuy Hòa.

Giải pháp nào giảm thiểu rủi ro?

Nói tới tai nạn nghề nghiệp trên biển, ông Đỗ Năm - một lão ngư ở làng Phú Câu, phường 6, TP Tuy Hòa hơn 40 năm bám biển tâm sự: "Giữa khơi xa nhiều chuyện tai họa ập đến bất ngờ không phải ngư dân nào cũng có thể chống chọi được. Mấy năm gần đây, tàu đánh bắt xa bờ đã có Incom để liên lạc cứu nạn, cứu hộ, chứ trước kia tàu nào gặp nạn trôi dạt trên biển phải làm tín hiệu và chờ đợi theo kiểu cầu may".

Theo Đại tá Nguyễn Trọng Huyền - chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Phú Yên, để góp phần giảm thiểu rủi ro khi ra khơi đánh bắt xa bờ, câu CNĐD cần có sự phối hợp đồng bộ bằng nhiều biện pháp giữa ngư dân và các cơ quan chức trách. Trước hết, mỗi chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân không nên chủ quan trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào mà cần phải chủ động nâng cao nhận thức trách nhiệm trước tài sản và sinh mệnh của chính mình. Trước lúc ra khơi, tàu phải đảm bảo các điều kiện kỹ thuật an toàn, có đủ thủ tục đăng kiểm, bảo hiểm người và tài sản, phương tiện Incom, máy định vị, phao cứu sinh...

Khi hoạt động trên biển, ngư dân cần kết nối Incom thường xuyên với đất liền để tiếp nhận thông tin cảnh báo thời tiết để kịp thời chuyển hướng vào nơi tránh trú an toàn, nắm bắt vùng giới hạn đánh bắt do có phức tạp... Các trạm kiểm soát biên phòng phải tăng cường kiểm tra chặt chẽ, kiên quyết không cho tàu rời bến khi không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, thủ tục hành chính, bảo hiểm…

Ông Nguyễn Khắc Tân - Phó Chủ tịch Hiệp hội CNĐD Phú Yên cho biết: Ngoài việc đầu tư hiện đại hóa máy móc thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở thu mua cần phối hợp với Hiệp hội CNĐD, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, Chi cục Quản lý nông thủy sản để tổ chức tập huấn kỹ thuật sơ chế, bảo quản, nâng cao chất lượng CNĐD sau khai thác.

Nhà nước cần đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, bến cá, đặc biệt là hệ thống kho lạnh, băng chuyền gắn liền trên các bến cảng để thuận tiện cho việc bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, hạn chế tối đa thời gian không được giữ lạnh và giải nhiệt của cá làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm CNĐD. Khi cá đã vào hệ thống kho lạnh, cần đánh giá, phân loại, thu mua nhanh, hạn chế tối đa việc xả lạnh đá ướp từ tàu để xử lý sơ chế lần thứ hai.

Chi cục quản lý chất lượng nông thủy sản cần tổ chức giám sát quản lý chất lượng CNĐD mà các cơ sở thu mua đã cam kết với cơ quan chức năng. Mặt khác, Nhà nước cần thành lập Trung tâm bán đấu giá CNĐD tại cảng cá để tạo thuận lợi cho bên mua và bán sản phẩm.

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền - chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Phú Yên: Trong những năm qua, ngoài việc tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng về Công ước quốc tế về Luật biển, chủ quyền biển đảo Việt Nam, các biện pháp đảm bảo an toàn khi hành nghề trên biển… mô hình "Tổ tàu thuyền an toàn" do BĐBP Phú Yên xây dựng trong những năm qua đã tạo hiệu quả rõ nét. Khởi đầu là tổ tàu thuyền an toàn (TTAT) số 1 ở xã Hòa Hiệp Trung, huyện Đông Hòa hình thành vào tháng 10/2003.

Đến nay, Phú Yên đã có 103 tổ TTAT, thu hút hơn 5.000 phương tiện đánh bắt xa bờ và gần 5.000 ngư dân. Mỗi tổ TTAT thu hút ngư dân là anh em, người thân trong họ tộc, ở cùng địa phương, cùng loại hình đánh bắt hải sản, nên mỗi khi gặp "lộc" họ cùng hưởng, vấp "nạn" họ cùng cứu hộ, chia sẻ khó khăn.

Phan Thế Hữu Toàn

Xu hướng tiêu dùng thay đổi, thay vì thuê cửa hàng truyền thống với chi phí cao, nhiều doanh nghiệp, người kinh doanh thu hẹp và đóng cửa nhiều cửa hàng và chuyển dần sang bán hàng online qua các kênh, nền tảng thương mại điện tử, nhất là trong dịp Tết Ất Tỵ 2025.

Châu Âu đang đối mặt với những thách thức kinh tế và địa chính trị nghiêm trọng có thể làm xói mòn nền tảng thịnh vượng đã xây dựng suốt hàng thập niên qua. Sự trở lại của ông Donald Trump, cùng với căng thẳng thương mại gia tăng và sự suy thoái trong đổi mới, đang đẩy Liên minh châu Âu (EU) đối diện với bài toán sống còn.

Đội tuyển Việt Nam đang chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024. Lúc này cái tên Nguyễn Xuân Son được quan tâm nhiều hơn cả. Nhưng nên nhớ rằng, đội tuyển là một tập thể vẫn còn nhiều nhân tố quan trọng.

Đối tượng mạo danh là “Trưởng phòng Công an TP Đà Nẵng”, sau đó thông báo số điện thoại của nạn nhân liên quan đến việc làm ăn phi pháp; đồng thời đe dọa, yêu cầu nạn nhân cầm sổ đỏ và chuyển tiền để chứng minh mình không vi phạm. Hậu quả, nạn nhân sập bẫy Công an giả sau 2 lần chuyển tổng cộng mất hơn 2 tỷ đồng...

Tại cơ quan điều tra, Luận khai nhận, 1 quả thận được Luận mua với giá từ 380 triệu đến 450 triệu đồng, sau đó môi giới bán cho người mua có nhu cầu ghép thận với giá dao động từ 1 tỷ đến 1,45 tỷ đồng. Trong khi Luận đang tổ chức ca môi giới ghép thận vào ngày 20/12/2024 thì bị lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ.

Liên quan vụ truy bắt đối tượng trộm cắp xe ô tô ở Ninh Thuận, chiều 24/12 Phòng CSGT Công an tỉnh Ninh Thuận cho biết, vừa nhận được thư cảm ơn của ông Võ Tấn Long (SN 1976, trú ở 126 Hải Thượng Lãn Ông, phường Tấn Tài, TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận).

Đây là ý kiến chỉ đạo của Trung tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Tổ phó Thường trực Tổ công tác Đề án 06 của Chính phủ tại Hội nghị triển khai Sổ Sức khỏe điện tử, cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID; triển khai bệnh án điện tử, thúc đẩy kết nối, liên thông dữ liệu giữa Bệnh viện Bạch Mai với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh và đẩy mạnh triển khai các nội dung của Đề án 06 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, chiều 23/12.

Theo truyền thông địa phương, các lính cứu hỏa được cho là gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận khu vực hỏa hoạn tại tháp Eiffel. Cơ quan dịch vụ khẩn cấp Paris đã phải sơ tán hơn 1200 khách du lịch đang thăm quan công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của Thủ đô nước Pháp. 

Chiều 24/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Trịnh Thành Đức (SN 1996, biệt danh là Lil Ken) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản; ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Thị Lan (vợ cũ Đức, SN 1998, ngụ quận Bình Tân) cùng về hành vi trên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文