Nhức nhối tình trạng xâm phạm tài nguyên rừng

10:49 03/01/2015
Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định, Việt Nam có khoảng hơn 13.862 nghìn ha rừng, trong đó có hơn 10.424 nghìn ha rừng tự nhiên. Chỉ tính từ năm 2007 đến 2013, đã có hơn 12.600 ha rừng bị chặt phá trái phép, trung bình mỗi năm gần 1.900 ha rừng bị chặt phá.

Nhận thức rõ sự tác động tiêu cực của tình trạng chặt phá rừng, Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách, trong đó có cả chính sách hình sự góp phần quan trọng vào việc bảo vệ, duy trì và phát triển diện tích rừng nói riêng, bảo vệ môi trường nói chung để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Việt Nam là một trong những nước đã và đang xảy ra tình trạng chặt phá rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép phức tạp cả về tính chất và mức độ thiệt hại. Trong nhiều năm gần đây, để đấu tranh với tội phạm xâm phạm tài nguyên rừng ngày càng có xu hướng gia tăng, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tiến hành điều tra, truy tố xét xử hàng nghìn vụ án hình sự với hàng nghìn bị can, bị cáo.

Số liệu thống kê mới nhất của TAND Tối cao cho thấy, từ năm 2007 đến 2014, TAND các cấp đã đưa ra xét xử 2.299 vụ án hình sự với 4.568 bị cáo phạm tội xâm phạm tài nguyên rừng, trong đó có 2.501 bị cáo phạm tội vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng; 2.028 bị cáo phạm tội hủy hoại rừng và 39 bị cáo phạm tội vi phạm các quy định về quản lý rừng. Số liệu trên cho thấy, tội phạm xâm phạm tài nguyên rừng chủ yếu là tội phạm vi phạm các quy định khai thác và bảo vệ rừng và tội phạm hủy hoại rừng.

Qua phân tích các vụ án thấy rằng, bên cạnh các hành vi phạm tội mang tính chất đơn lẻ, đã xuất hiện nhiều trường hợp phạm tội có tổ chức, đặc biệt là các tội phá rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép. Nhưng trên thực tế, số lượng vụ án hình sự có tổ chức nêu trên chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số 2.299 vụ án hình sự đã đưa ra xét xử. Cụ thể, năm 2013, có hơn 27.200 đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng nhưng chỉ 117 đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, số đối tượng còn lại chỉ bị xử phạt hành chính.

Một trong những nguyên nhân chính là việc bắt giữ để điều tra, truy tố những đối tượng chủ mưu, cầm đầu hết sức khó khăn vì những đối tượng này không bị tố giác hoặc có nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nên đã che giấu được hành vi phạm tội của mình.

Cơ quan Công an bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép gỗ.

Điều đáng nói nữa là số lượng các vụ án hình sự đã được điều tra, truy tố và đưa ra xét xử chưa phản ánh hết được thực trạng phá rừng, khai thác rừng, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép. Bởi theo quy định của Bộ luật Hình sự thì người vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng chỉ bị xử lý hình sự nếu hành vi của họ gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc họ đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà vẫn còn vi phạm. Do đó mặc dù hàng năm, số đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng rất lớn nhưng chủ yếu chỉ bị xử lý hành chính.

Đây là một thực tế đáng lo ngại trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm phạm về tài nguyên rừng, vì nguy cơ “hành chính hóa” các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng sẽ khiến các đối tượng phạm tội có biểu hiện coi thường pháp luật.

Thẩm phán Lê Văn Minh, Viện trưởng Viện Khoa học xét xử (TAND Tối cao) cho biết, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã quy định tội phạm xâm tài nguyên rừng thành ba loại tội phạm khác nhau: tội vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ rừng (Điều 175); tội vi phạm các quy định về quản lý rừng (Điều 176) và tội hủy hoại rừng (Điều 189). Theo ba điều luật trên thì bất kể người giữ chức vụ, quyền hạn hay người dân có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử lý kỷ luật, hoặc xử phạt hành chính về các hành vi: khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các quy định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng; vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép; giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật; đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khai thác hủy hoại rừng; chặt phá các loại cây thực vật quý hiếm thuộc danh mục quy định của Chính phủ mà còn vi phạm thì bị coi là tội phạm xâm phạm tài nguyên rừng.

Các điều luật của Bộ luật Hình sự cũng phân biệt thành hai loại đối tượng: đối tượng phạm tội mang tính chất đơn lẻ và đối tượng phạm tội có tổ chức. Về hình phạt, Bộ luật Hình sự quy định ba loại hình phạt được áp dụng theo từng hành vi vi phạm là: phạt tiền; cải tạo không giam giữ và phạt tù có thời hạn. Mức phạt tiền cao nhất tới 100 triệu đồng. Đối với hình phạt tù có thời hạn cao nhất là 15 năm tù.

Theo Thẩm phán Lê Văn Minh, dù các quy định của pháp luật đối với các loại tội phạm xâm hại rừng đã rất rõ ràng, nhưng thời gian qua, việc áp dụng để xử lý loại tội phạm này dường như vẫn chưa quyết liệt dẫn tới hiệu quả chưa cao.    

Để nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại tội phạm hủy hoại rừng, khai thác, vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, thiết nghĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật cần có nhiều giải pháp đồng bộ, từ hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý đến tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng, cũng như tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này để ngăn chặn và xử lý có hiệu quả mọi hành vi phạm tội liên quan đến bảo vệ tài nguyên rừng.

Cơ quan Công an bắt giữ một vụ vận chuyển trái phép gỗ.
Nguyễn Hưng

Trong giai đoạn 1997-2006, Việt Nam triển khai tích cực đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ và hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cương vị Chủ tịch nước, đồng chí Trần Đức Lương đã có nhiều đóng góp vào việc chỉ đạo xây dựng đường lối đối ngoại và triển khai công tác đối ngoại, đạt được nhiều thành tựu nổi bật, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc lô sản phẩm dầu xả Hanayuki Conditioner - Chai 300g do Công ty TNHH thương mại dịch vụ VB Group và Công ty TNHH EBC Group sản xuất, đưa ra thị trường do có vi phạm; đồng thời tạm dừng hoạt động của hai công ty này.

Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5.

Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra đúng dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, đánh dấu sự khởi đầu tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam dành cho Malaysia trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2025 và quyết tâm cùng Malaysia và các nước ASEAN xây dựng Cộng đồng ASEAN “Bền vững và bao trùm”, đoàn kết, vững mạnh, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN đối với hòa bình, ổn định tại khu vực.

Sáng sớm 24/5, Hà Nội trời mưa to. Dưới cơn mưa, tại khu vực xung quanh Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông- nơi đặt linh cữu nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Công an TP Hà Nội phối hợp với các lực lượng chức năng đã có mặt, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo tuyệt đối an toàn Lễ Quốc tang, phục vụ nhân dân tiễn đưa nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương về nơi an nghỉ cuối cùng.

Hai dự án giao thông quan trọng của TP Cần Thơ là dự án xây dựng, nâng cấp mở rộng đường tỉnh 917 và dự án đường tỉnh 918 giai đoạn 2 đang bị chậm tiến độ do vướng giải phóng mặt bằng và thiếu nền tái định cư cho hộ dân bị ảnh hưởng.

Viện KSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đinh Xuân Sáng (SN 1984, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội) và bị can Vũ Thành Quang (SN 1994, trú tại phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) về tội “Giết người” và tội “Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.

Theo tin từ TAND quận Tây Hồ (Hà Nội), ngày 5/6, cơ quan này sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử tài xế xe Lexus hành hung nam shipper gây bức xúc trong dư luận. Bị cáo là Tống Anh Tuấn (SN 1982, trú tại phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo khoản 1, Điều 134 BLHS.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.