Những người đón Tết giữa biển khơi

08:55 15/02/2015
Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết, đến chiều 12/2 có hơn 100 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân địa phương cập bến sau chuyến biển đầu tiên trong năm 2015. 

Theo ông Phan Thuẩn - Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá phường 6, TP Tuy Hòa, bình quân mỗi tàu câu được 1,2 - 3 tấn cá, với mức giá mỗi cân 145.000 đồng, các tàu đều có lãi. Câu được trên 2 tấn cá, thu lãi từ 200-300 triệu đồng, mỗi ngư dân được chia 12-15 triệu đồng. Đơn cử trường hợp ông Nguyễn Văn Lên, trú ở phường Phú Đông, TP Tuy Hòa - chủ nhân 3 chiếc tàu đánh cá vừa cập cảng Vũng Rô ở xã Hòa Xuân Nam, huyện Đông Hòa đã câu được 235 con cá ngừ, trừ các khoản chi phí đầu tư, tiền lãi thu về hơn 600 triệu đồng, mỗi ngư dân được chia từ 12-14 triệu đồng.

Được “lộc” biển bà con ngư dân vui mừng lắm nên nhiều tàu đánh cá và nhiều ngư dân háo hức ra biển đón Tết.

Chỉ còn vài ngày nữa đến Tết Nguyên đán Ất Mùi, những người mưu sinh ở phương xa đã và đang tất bật về với gia đình trong niềm hân hoan. Trong khi đó ở những làng quê ven biển phía Nam Trung bộ, nhiều chiếc tàu đánh cá vẫn hướng mũi lái vươn ra khơi xa, đưa hàng ngàn ngư dân đón Tết trên biển.

Để hiểu thêm về họ và người thân, tôi đã tìm đến một số làng biển ở Phú Yên, Khánh Hòa khi Tết đã đến rất gần. Trong một khu dân cư ở phường Phước Long, TP Nha Trang, chị Trần Thị Hà - vợ của anh Nguyễn Trường, chủ nhân và là thuyền trưởng tàu đánh cá KH-96672 TS, bày tỏ bằng chất giọng dân dã, chân thành: “Chồng tui hành nghề đánh bắt hải sản từ thời niên thiếu nên anh ấy luôn bám biển, yêu biển da diết lắm. Kết duyên vợ chồng hơn chục năm nay, chưa có năm nào ổng đón Tết Nguyên đán ở nhà mà cứ mải miết ngoài biển khơi. Chuyến biển trước Tết Nguyên đán năm nay tui dốc hết túi tiền, vay mượn thêm với tổng chi phí gần 100 triệu đồng. Ngoài 5.000 lít dầu, 400 cây đá lạnh để ướp cá, lương thực thực phẩm đảm bảo đời sống cho 10 người trong vòng 15-20 ngày, trong chuyến biển này còn có thêm những món ăn đậm hương vị Tết và mấy thùng bia để ổng cùng anh em trên tàu đón giao thừa cho rôm rả”.

Nghề câu cá ngừ đại dương đang thu hút ngư dân khu Nam Trung Bộ. Ảnh: Hữu Toàn.

Tiễn chồng và những người bạn ngư dân ra phía cảng Hòn Rớ ở xã Phước Đồng để lên tàu vươn khơi, chị Hà tâm sự: “Tui ở nhà chăm sóc con cái, thắp hương cho ông bà tổ tiên trong những ngày Tết và cầu mong trời yên, biển lặng để chồng tui cùng mọi người được lộc biển trong chuyến ra khơi đầu năm mới”.

Vốn là thế hệ trẻ, có kiến thức văn hóa, ngư dân Lê Văn Minh - trú ở phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang nhớ lại đêm giao thừa năm ngoái giữa biển khơi: “Năm, sáu tàu đánh cá neo đậu gần bên nhau tại một tọa độ đã hẹn trước. Chủ tàu hay thuyền trưởng trưng bày hương hoa, trái cây, bánh mứt để cúng kính xong tất cả cùng nâng ly bia, rượu trong thời khắc tiễn đưa năm cũ, đón chào năm mới. Sau đó chúng tôi lần lượt liên lạc với gia đình và người thân ở đất liền qua hệ thống thông tin liên lạc bằng thiết bị Incom để chúc Tết. Có ngư dân mang theo cây guitar để nối nhịp đàn cho mọi người ca hát, những bài hát về biển đảo quê hương”.

Đại úy Nguyễn Ngọc Ry – Phó trưởng trạm kiểm soát Biên phòng Đà Rằng cho biết, nếu như năm ngoái có 75 tàu đánh cá, gồm 630 ngư dân địa phương đón Tết giữa trùng khơi, thì số lượng tàu thuyền và ngư dân đón Tết Nguyên đán Ất Mùi sẽ tăng hơn nhiều, vì giá dầu đã giảm. Đến thời điểm này có hơn một nửa số tàu thuyền đang hành nghề dài ngày trên biển, hầu hết là nghề câu cá ngừ đại dương ở vùng biển Trường Sa.

Theo dự báo của Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa, sẽ có trên 400 tàu thuyền với khoảng 3.500 ngư dân đón giao thừa trên vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa.

Ông Lê Văn Hy, trú ở khu dân cư Hòn Rớ, phường Phước Đồng, TP Nha Trang - chủ nhân 3 chiếc tàu đánh cá có tổng công suất 1.200 CV tâm sự: “Không ai muốn đón Tết xa nhà, nhưng vì mưu sinh ngay trên vùng biển của Tổ quốc nên anh em ngư dân rất vui khi ra khơi đón lộc biển đầu năm”. Theo đó, từ ngày 7/2 đến nay, 3 chiếc tàu đánh cá của ông Hy lần lượt rời cảng Hòn Rớ đưa gần 25 ngư dân vươn ra khơi xa với tổng chi phí đầu tư hơn 400 triệu đồng.

Ông Hy cho biết: “Trước chuyến biển vài ngày, mỗi ngư dân được tạm ứng 2 triệu đồng mua thực phẩm cho gia đình để họ yên tâm bám biển bội thu cá ngừ đại dương như những chuyến ra khơi đón Tết trước đó. Giá dầu giảm, mức chi phí mỗi chuyến đánh bắt hải sản cũng giảm hơn so với trước khiến cho ngư dân tích cực vươn khơi để mưu sinh nên chuyện đón Tết trên biển trở thành nếp nghĩ, cách làm bình thường và là niềm vui của nhiều người”.

Đại tá Nguyễn Trọng Huyền - Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Phú Yên cho biết, ngư dân ra khơi đón Tết trên biển không chỉ vì bám đuổi những luồng cá để kiếm cơm, mà vinh dự và tự hào hơn nữa là họ trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Phan Thế Hữu Toàn

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

Ngày 1/5, Công an TP Cần Thơ cho biết, cơ quan điều tra đã bắt giữ đối tượng Võ Chí Cường (SN 1995, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) để làm rõ về hành vi giết người và cố ý gây thương tích. Cường bị bắt khi đang lẩn trốn ngoài cánh đồng tại ấp Thới Trung, xã Thới Đông (huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文