Những thí sinh 'đặc biệt' ở vùng cao

04:33 02/07/2015
Sáng sớm 1/7, điểm thi ở trường THPT thị trấn A Lưới (Thừa Thiên-Huế) trước giờ thi rộn rã hẳn lên bởi lần đầu tiên, kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức tại điểm trường này và cũng là lần đầu có nhiều thí sinh (TS) lớn tuổi trên địa bàn huyện đến dự thi.

Một trong những tấm gương thể hiện niềm “đam mê” với con chữ là trường hợp của ông Hồ Văn Hinh (55 tuổi, người dân tộc Pa Cô ở xã Hồng Kim, A Lưới). 

Vừa kết thúc buổi thi đầu tiên với môn Toán, bước ra khỏi phòng thi số 0135, ông Hinh chia sẻ niềm vui: “Mình vốn là cán bộ thuộc Hội Nông dân xã Hồng Kim, dù các con của vợ chồng mình đã lớn, có đứa đã tốt nghiệp cao đẳng, ra trường và đi làm, có đứa lập gia đình và đã sinh con, nhưng năm nay mình vẫn quyết tâm dự thi tốt nghiệp để lấy bằng THPT. Có cái bằng, vừa phục vụ cho công việc lại vừa làm gương cho con cháu theo học cái chữ”.

Phòng thi có nhiều thí sinh lớn tuổi tại điểm thi Trường THPT thị trấn A Lưới.

Ngồi cùng phòng thi với ông Hinh là TS Hồ Viết Poan (36 tuổi, người dân tộc Tà Ôi, ở thôn Bản Chai, xã Đông Sơn, huyện A Lưới). Anh Poan hiện là Phó Công an xã Đông Sơn và đã có “kỳ tích” 7 lần thi tốt nghiệp. Năm nay, người cán bộ dân tộc thiểu số này lại quyết tâm thi lần nữa với hy vọng đỗ tốt nghiệp THPT.

“Mấy đợt thi tốt nghiệp lần trước mình và vợ mình đều khăn gói xuống tận TP Huế để dự thi. Năm ngoái (2014), mình thi chỉ thiếu 4,5 điểm nên bị rớt. Năm nay lần đầu tổ chức điểm thi ở thị trấn A Lưới nên mình quyết tâm thi lại để “cõng” cái bằng tốt nghiệp về bản “khoe” cho vợ ưng cái bụng. Nếu năm nay không đậu thì sang năm mình thi tiếp, thi khi nào đậu thì thôi!”, anh Poan quả quyết.

Khi được hỏi về bài làm môn Toán sáng nay thì anh Poan lắc đầu: “Đề có 10 câu mà chỉ làm được gần 4 câu, Toán khó quá, không làm hết được nên mình sẽ cố gắng các môn thi sau”.

Đồng cảnh ngộ, TS Trần Xuân Oai, người dân tộc Cơ Tu, trú ở bản Ta Ay, xã Hồng Vân, 3 năm trước đã ghi tên mình vào danh sách lớp học bổ túc THPT. Đến kỳ thi năm nay, khi con gái đầu của anh đã học đến lớp 10, anh vẫn cắp sách, vở đến điểm Trường THPT thị trấn A Lưới để thi tốt nghiệp…

Ở bản Ta Lo (xã Hồng Vân, huyện A Lưới), nhiều người đã tỏ ra cảm phục trước sự “hiếu học” của một số cặp vợ chồng trong bản khi họ quyết tâm “phổ cập cấp 3”. Điển hình là trường hợp của vợ chồng anh Hồ Văn Chiều (38 tuổi) và chị Hồ Thị Giang (31 tuổi). 

Để kịp giờ lên rẫy, từ 6 giờ sáng, anh Chiều lái xe máy chở chị Giang về trung tâm thị trấn để vợ kịp làm bài thi tốt nghiệp, đến chiều tối anh mới quay lại đón vợ về nhà. Anh Chiều cho hay: “Vợ chồng mình có gần 2ha đất rừng trồng tràm, sắn và hoa màu nên trừ ngày lên rẫy thì cả 2 vợ chồng đều đi học. Vợ học lớp 12 bổ túc còn mình học lớp 10, hai năm nữa mình sẽ đi thi tốt nghiệp để có bằng cấp 3 như vợ. Đến lúc đó, chắc con đầu mình đã lên cấp 2 rồi đấy!”.

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Măng, Giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện A Lưới cho hay, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, trung tâm có 71 TS lớn tuổi dự thi. Tại điểm Trường THPT A Lưới có 51 TS được bố trí dự thi ở 2 phòng thi số 0135 và 0136, trong đó người cao tuổi nhất là 55 và ít nhất là 30 tuổi.

“Các TS này khá đặc biệt bởi có người đã lên chức ông, bà, thậm chí con cháu họ đã học đến cao đẳng và đại học nhưng họ vẫn quyết tâm đi thi để lấy bằng tốt nghiệp THPT”, ông Măng khẳng định.

Anh Khoa

Trong 11 tháng đầu năm 2024, số ca chết não hiến tạng ở Việt Nam tăng gấp đôi năm 2023. Kể từ ca hiến tạng từ người cho chết não đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam vào năm 2008, đây là năm đạt kỷ lục cao nhất về số người chết não hiến tạng.

Chiều 15/11, Công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết, đã chuyển hồ sơ cùng 2 đối tượng Hồ Xuân Tâm (SN 1998) và Bùi Vinh Quang (SN 1993, cùng trú xã Bình Nguyên, huyện Thăng Bình) đến Phòng ANĐT Công an tỉnh Quảng Nam để tiếp tục điều tra, làm rõ về hành vi tàng trữ tiền giả.

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”, ngày 15/11, tại Hà Nội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Công an và Cơ quan của Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024.

Trong lúc nam thanh niên cầm lái xe máy chở người cha ruột ôm hai bình rượu rắn đi giao cho khách hàng thì bị phát hiện. Khám xét nơi ở của đối tượng, cơ quan điều tra thu giữ thêm nhiều tang vật có liên quan, nhưng phải 4 tháng sau đó, khi có kết luận giám định từ cơ quan chức năng mới khởi tố vụ án và bị can.

Ngày 14/11, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Ninh đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Vũ Đình Kiên - Giám đốc Công ty Cổ phần Thiên Nam về tội “Vi phạm các quy định về khai thác tài nguyên”

Ngày 15/11, Cơ quan An ninh điều tra (ANĐT) Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, quá trình đấu tranh mở rộng chuyên án “Tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên không gian mạng” liên quan đến đối tượng Shen Chia Chi (SN 1980, quốc tịch Đài Loan; tạm trú TP Hà Nội) mà Báo CAND đã đưa tin, đến nay cơ quan này đã khởi tố thêm 11 bị can.

Cựu Giám đốc và thuộc cấp Công ty 878 đã lập khống hồ sơ một công trình ở TP Hồ Chí Minh với số tiền gần 32 tỷ đồng và lập khống hồ sơ đối với công trình ở tỉnh Quảng Ngãi với số tiền hơn 2,8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, cựu Giám đốc Công ty 878 còn sử dụng 15 hóa đơn giá trị gia tăng không hợp pháp (hóa đơn khống) đã gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền thuế hơn 7,6 tỷ đồng…

Trước những vụ TNGT thương tâm mà các nạn nhân rơi vào “điểm mù” của xe tải, xe đầu kéo, các đội, trạm thuộc Phòng CSGT, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tuyên truyền vận động chủ doanh nghiệp vận tải, tài xế của các phương tiện lắp đặt camera quan sát để hạn chế những tai nạn đáng tiếc…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文