Nỗi lo ăn phải cá nhiễm độc

11:04 23/07/2010
Sau 6 ngày xảy ra hiện tượng các lồng bè nuôi cá chết hàng loạt do ô nhiễm, chúng tôi trở lại khu vực vịnh Mân Quang, các chủ hộ nuôi cá ở đây cho biết: Mấy hôm nay không khí tại vịnh như "có đám"…

Trao đổi với PV Báo CAND, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Chi cục trưởng Chi cục ATVSTP TP Đà Nẵng cho biết: "Thủy sản nuôi trong môi trường nước ô nhiễm sẽ không đảm bảo về chất lượng, đặc biệt là nuôi trồng trong môi trường nước thải của khu công nghiệp. Vì khi sống trong môi trường này, cá sẽ nhiễm các loại hóa chất độc hại và kim loại nặng như asen, thủy ngân, chì… Lượng hóa chất này sẽ tích lũy lâu ngày trong cá. Và nếu người tiêu dùng ăn phải, theo thời gian cũng sẽ tích lũy các chất độc hại này. Nặng hơn là có thể mắc những căn bệnh nhiễm độc mạn tính với nguy cơ rất cao, thậm chí là tác nhân gây đột biến tế bào, ung thư".

Cá tại vịnh Mân Quang chết trắng do ô nhiễm nguồn nước thải từ Khu công nghiệp Thọ Quang.

Báo CAND đã phản ảnh sự kiện "nóng" về tác hại của ô nhiễm môi trường khi hàng trăm lồng bè nuôi cá và nghêu của gần 30 hộ dân tại khu vực vịnh Mân Quang (Đà Nẵng) chết trắng trong mấy ngày vừa qua… Hàng tấn cá hồng, cá mú và nghêu chết đang khiến cho người dân tổn thất, mất trắng hàng tỷ đồng và có nguy cơ lâm vào cảnh phá sản và nợ nần… Nhưng qua vụ việc cá chết do ô nhiễm tại vịnh Mân Quang (Đà Nẵng), và chỉ trước đó chưa đầy 2 tháng vào ngày 15/5 tại khu vực sông Cầu Trắng, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cũng đã xảy ra tình trạng cá và các loài thủy sinh chết nổi trắng sông do ô nhiễm từ nước thải của Khu công nghiệp Liên Chiểu… thì hai vụ việc "nóng" này  quả là đáng báo động tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các KCN hiện nay tại Đà Nẵng…

Điều đáng lưu tâm là mặc dù cơ quan chức năng đã nghiêm cấm nuôi trồng thủy sản tại khu vực này khi biết khu vực bị ô nhiễm nước thải KCN Thọ Quang nhưng người dân tại đây vẫn cố tình "làm ngơ" và vịnh Mân Quang lâu nay mặc nhiên coi như là "vựa hải sản"... là nơi mỗi ngày xuất và cung cấp số lượng lớn các loại cá mú, cá hồng và nghêu, ghẹ cho các nhà hàng đặc sản lớn và người dân của thành phố...

Cá chết do ô nhiễm, vậy lâu nay người tiêu thụ trực tiếp cá sống trong ô nhiễm này liệu có ảnh hưởng tới sức khỏe?! Đó đang là điều lo lắng và gây xôn xao dư luận tại Đà Nẵng hiện nay…?!

Sau 6 ngày xảy ra hiện tượng các lồng bè nuôi cá chết hàng loạt do ô nhiễm, chúng tôi trở lại khu vực vịnh Mân Quang trực tiếp gặp các chủ hộ nuôi cá ở đây. Anh Nguyễn Văn Xuân, chủ bãi nghêu hơn nghìn mét vuông tại vịnh Mân Quang cùng một số người dân nuôi hải sản trên vịnh cho biết: Mấy hôm nay không khí tại vịnh như "có đám", chỉ cách đây hơn 1 tuần, bà con không ngơi tay bởi nhộn nhịp tấp nập đầu mối, bạn hàng lui tới lấy hàng, phân phối cho các nơi…!

Mất trắng hàng trăm triệu đồng do cá chết, các hộ nuôi trồng thủy hải sản tại vịnh Mân Quang đang cố vớt vát số cá còn sống sót.

Anh Xuân cho biết thêm: "Cá, nghêu nuôi ở đây có tiếng là ngon nhất, ngon hơn cả ở Lăng Cô, nên nuôi bao nhiêu cũng bán hết, nhất là mùa ni, mùa du lịch, khách đông nên hầu hết các nhà hàng thu mua với số lượng lớn, thậm chí có lúc không còn hàng thành phẩm để bán…!”.

Một chủ nhà hàng N. (xin được giấu tên) tại khu vực biển Mỹ Khê (Đà Nẵng) cho biết: "Tất cả hải sản bán ở các quán đều do các đầu mối hải sản bỏ về rồi phân phối cho các nhà hàng trên khu vực. Lấy ở nhiều nơi, Huế, Nha Trang… cũng có. Nhưng chủ yếu là ở Đà Nẵng vì tươi, ngon và rẻ hơn các tỉnh do cự ly vận chuyển ngắn, bắt lên là bán liền. Nhất là nghêu ở Đà Nẵng ngon và béo hơn hẳn, thực khách rất thích. Còn cá thì cũng vậy, chủ yếu thu mua từ ở các lồng bè nuôi quanh bán đảo Sơn Trà…".

 Không thể để việc "mất bò mới lo làm chuồng", cá chết, thất thu mới giật mình về vấn đề "lâu nay còn tồn tại"… Việc nguồn nuôi trồng thủy hải sản ô nhiễm cần kíp đang đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có biện pháp ngăn chặn và xử lý triệt để vừa bảo vệ và giữ gìn thương hiệu thành phố môi trường, bảo vệ người sản xuất và đồng thời cũng đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng là người dân thành phố, cũng như du khách đến với thành phố này…

Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc cá chết hàng loạt tại vịnh Mân Quang, Giám đốc Sở TN-MT TP Đà Nẵng - ông Nguyễn Điểu, cho biết: "Khu vực này Sở TN-MT và các ngành liên quan đã có khuyến cáo và cấm nuôi trồng thủy sản vì nguy cơ nguồn nước ô nhiễm do KCN thủy sản Thọ Quang gây ra. Nếu nuôi trồng, chất lượng thủy sản sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Nhưng mấy năm nay, các hộ dân vẫn cứ nuôi trồng, mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần cưỡng chế, nên việc cá nuôi tại khu vực này bị chết là khó tránh khỏi khi nước xả phía trong âu thuyền Thọ Quang xả ra hằng ngày"…

Hoài Thu

Lễ hội vật cầu nước (hay vật cầu bùn) được tổ chức 4 năm 1 lần tại làng Vân (Vân Hà, Việt Yên, Bắc Giang) từ ngày 12-15/4 Âm lịch. Bộ Văn hoá Thể thao &Du lịch đã trao bằng công nhận lễ hội này là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2022.

Vụ cháy xảy ra tại nhà cho thuê trọ cao 9 tầng, địa chỉ số 269 phố Quan Nhân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Khu vực xảy ra cháy ở trong trục kỹ thuật điện thông tầng từ tầng 5 đến tầng 9 của công trình, nên đã phát sinh nhiều khói, khí độc hại.

Vào dịp nghỉ cuối tuần, dòng người đổ về TP Hải Phòng đông nườm nượp, du khách hào hứng vừa trải nghiệm “foodtour Hải Phòng”, vừa chụp ảnh “check in”, đặc biệt dưới sắc màu rực cháy của hoa phượng đỏ tháng 5.

Theo Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, thời gian qua, một số chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở sử dụng tên dự án, tên các khu vực trong dự án không đúng tên đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định để thực hiện quảng cáo, rao bán bất động sản không đảm bảo quy định pháp luật.

Dự thảo Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7. So với Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011, dự thảo luật có nhiều thay đổi, trong đó có nội dung về hỗ trợ nạn nhân, người đang trong quá trình xác định là nạn nhân.

Trong chuyến công tác thu thập tư liệu, hiện vật cho Bảo tàng truyền thống của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, tôi có dịp về thăm đồng chí Ngô Văn Núi – nguyên chiến sĩ Trung đoàn 600 – Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, một trong số những cán bộ chiến sĩ vinh dự được bảo vệ Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc giai đoạn kháng chiến chống Pháp cho đến khi Người qua đời. Ở tuổi 94, mặc dù sức khỏe không được tốt, đi lại khó khăn, nhưng người lính cận vệ năm xưa vẫn minh mẫn lạ thường khi kể về những kỷ niệm của ông với Bác Hồ trong suốt 15 năm được may mắn, vinh dự bảo vệ Người.

Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh (UBQPAN) Trịnh Xuân An cho biết, thực chất, khoản 8, Điều 8 Luật hiện hành (Luật Giao thông đường bộ năm 2008) đã cấm tuyệt đối: "cấm điều khiển ô tô, xe máy chuyên dùng mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn". Việc này vừa có cơ sở pháp lý, vừa có cơ sở lý luận, khoa học.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文