Nỗi lo an toàn vệ sinh thực phẩm ở vùng cao

19:27 24/01/2014
Những ngày giáp Tết, người dân vùng sâu, vùng cao ở Tây Nguyên luôn trăn trở về hàng hóa không đảm bảo chất lượng và mất vệ sinh an toàn thực phẩm tuồn đến. Lợi dụng điểm yếu ở địa bàn vùng sâu không có sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan chức năng nên các tiểu thương thường đưa hàng kém chất lượng về bán cho người dân…

Qua kiểm tra tại một số cửa hàng tạp hóa ở xã Ia Tiêm và Bờ Ngoong, huyện Chư Sê, Gia Lai, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Chư Sê đã phát hiện một số mặt hàng quá hạn sử dụng, không có nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ… nhưng vẫn bày bán cho người dân. Đặc biệt, các mặt hàng nem, chả bị phát hiện có chất hàn the trong sản phẩm nên yêu cầu các chủ cửa hàng phải tiến hành tiêu hủy tại chỗ…

Theo báo cáo của đoàn thanh kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Gia Lai, qua kiểm tra 33 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP Pleiku, đã phát hiện 18 cơ sở vi phạm các quy định trong đảm bảo ATVSTP. Đoàn thanh kiểm tra liên ngành cũng đã tịch thu và tiêu hủy 253,2kg thực phẩm bánh, kẹo, mứt không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Nỗi lo hàng hóa mất vệ sinh ở phố núi.

Những ngày này đi quanh các khu chợ ở xã, huyện, thị và cả TP Pleiku, Kon Tum, Đắk Lắk… chúng tôi chứng kiến nhiều khu giết mổ, chế biến gia cầm không đảm bảo vệ sinh. Tại các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, hệ thống cung cấp và xử lý nước thải chưa đảm bảo, việc cất giữ, bảo quản sản phẩm sau giết mổ chưa được các cơ sở quan tâm chú trọng, hầu hết không có máy lạnh để bảo quản theo quy định. Các khu giết mổ gia cầm nhỏ lẻ tại các điểm chợ không được chú trọng, sản phẩm gia cầm sau khi chế biến còn để lẫn lộn với các chất thải dễ dẫn đến việc nhiễm khuẩn và lây lan các mầm bệnh; các quầy mua bán lẫn lộn giữa hàng chín với hàng tươi sống…

Cùng với thực phẩm bẩn, nước uống đóng chai ở địa bàn Tây Nguyên cũng có nhiều vấn đề bất cập. Vừa qua, ngành chức năng tỉnh Đắk Lắk phát hiện 28 cơ sở sản xuất nước uống vi phạm các điều kiện sản xuất kinh doanh, không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nhân dịp Tết, nhiều sản phẩm nước ngoài không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm còn tìm cách tuồn vào vùng cao Tây Nguyên. Vừa qua, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã phát hiện nhiều sản phẩm mứt đưa về Đà Lạt không rõ nguồn gốc được giả giống một số loại mứt đặc sản Đà Lạt, trên bao bì có in chữ Trung Quốc. Đây không phải lần đầu tiên, hàng hóa không rõ nguồn gốc từ bên ngoài xâm nhập về Đà Lạt để giả danh “đặc sản Đà Lạt” đem bán…

Để đảm bảo hàng hóa hợp vệ sinh đến với người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa, ngoài việc tăng cường công tác thanh kiểm tra tại các điểm cất giữ, giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, các điểm mua bán hàng hóa một cách kịp thời, còn phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân cẩn trọng khi mua sản phẩm…

N.Như

Trưa 29/4, lực lượng tham gia chữa cháy đã cơ bản khống chế được đám cháy tại rừng tràm sản xuất Rọc Xây (ấp T4, xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang) thuộc Sư đoàn 330 – Quân khu 9 quản lý, đồng thời tiếp tục tạo đường băng không cho lửa cháy lan ra các khu vực xung quanh.

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文