Nỗi niềm chim trời ở Láng Le – Bàu Cò

11:25 05/03/2010
Láng Le - Bàu Cò là địa danh nổi tiếng ở huyện Bình Chánh nói riêng, TP HCM nói chung. Không chỉ vang danh là vùng đất chiến khu anh dũng, nhắc đến Láng Le-Bàu Cò là nhắc đến hình ảnh chim bay kín trời, cá lắm lội dít sông. Nhưng cùng với thời gian, sự đối xử phũ phàng của con người đã biến vùng đất chim muông ngày nào bặt dấu các loài lông vũ.

Tên đất là tên chim

Rời trung tâm thành phố, chúng tôi hướng về phía Tây tìm đến Láng Le-Bàu Cò với hy vọng được chiêm ngưỡng ngàn cánh chim chao lượn trên những cánh rừng từng một thời chở che quân dân Bình Chánh, vây quân thù trong kháng chiến chống Pháp-Mỹ. Qua Khu chế xuất Tân Tạo, qua những cánh rừng phòng hộ nằm ven những con kênh xáng, sau hơn 30km đường trường, rồi cũng đặt chân đến vùng đất chiến khu.

Dưới chân cầu treo Láng Le - Bàu Cò, cụ Trần Văn Sủi, năm nay 78 tuổi, nhà ở ấp 4, mở đầu câu chuyện chim cò bằng việc chia vui: "Ngày trước việc đi lại, học tập của bà con, các cháu học sinh ở ấp 1, 3, 4 đều phải cậy những con đò, sang sông trong cảnh tai nạn sông nước rình rập. Trăn trở trước điều đó, lãnh đạo xã đã kêu gọi các Mạnh Thường Quân trong địa bàn thành phố chia sẻ khó khăn này với bà con. Năm 2006, bằng nguồn kinh phí 240 triệu đồng từ sự đóng góp của Hội Từ thiện phường Tân Định, quận 1 (170 triệu đồng) và các nhà hảo tâm (70 triệu đồng), cầu treo Láng Le - Bàu Cò được xây dựng và hoàn thành, thỏa lòng ước mong bấy lâu của hàng ngàn người dân vùng Láng Le nghèo khó".

Nói về địa danh Láng Le - Bàu Cò, cụ Sủi nhớ lại: "Ngày trước nơi đây là vùng bưng biền, lau sậy um tùm, cây rừng phủ kín, mọi việc đi lại đều phải cậy ghe xuồng. Ngày ấy còn hoang vu nên chim trời nhiều lắm, đặc biệt là cò và chim le le, một giống chim nước. Cứ sáng sáng chiều chiều, vô số đàn cò cùng le le sà xuống các bưng bàu bắt cá, réo gọi rần trời. Có những lúc cò về đông đến độ chúng tạo thành những áng mây trắng khi chập chờn trên những cụm rừng tràm, lúc sà trên mặt các con kinh xáng rất đẹp. Cái tên Láng Le - Bàu Cò từ đó được khai sinh. Rồi khi giặc Pháp xâm chiếm miền Đông Nam Bộ, để chống Pháp, cán bộ Việt Minh chọn nơi đây làm căn cứ và lập nên Chiến khu Láng Le - Bàu Cò".

Theo cụ Bảy Thoại, bạn đồng niên với cụ Sủi, ngày trước chim cò ở Láng Le-Bàu Cò "lủ khủ" nhưng chẳng ai săn bắt bởi "cá nhiều kinh thiên động địa". Cụ Bảy khẳng định: "Cá nhiều nên bà con chẳng ai động đến chim. Và cũng vì cá nhiều nên chim cò đổ về Láng Le - Bàu Cò sinh sống dữ lắm. Thế nên các cụ xưa mới lấy tên chim cò đặt cho tên đất đấy!".

"Bóng hình của thời quá vãng!"

Trong trí nhớ của các bậc cao niên trên vùng đất chiến khu, từ những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước, Láng Le - Bàu Cò có thể nói là vùng đất phương Nam thu nhỏ vì tập trung đủ "mặt" chim cá đặc trưng. "Cò thì có gần chục loài như cò bợ, cò nhạn, cò quắm… Ngoài ra còn có chim cuốc, bìm bịp, bồ nông, bói cá, già đẫy… Ngày ấy dân Láng Le - Bàu Cò sống cùng chim muông, con người và chim muông đối đãi với nhau chân tình, như bè bạn. Ngày ấy thấy bóng người đám cò chẳng buồn vỗ cánh bay. Bây giờ thì làm gì còn cảnh ấy" - cụ Bảy nuối tiếc nói.

Chiều dần buông trên cầu treo Láng Le-Bàu Cò. Đợi mãi nhưng chúng tôi chẳng thỏa được ước mong ghi lại hình ảnh những đàn chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ. "Làm gì còn cò, còn le mà mấy chú đợi với chờ" - bà Lê Thị Hai,  nhà ở tổ 7, ấp 3 ta thán: "Muốn gặp cò, le, cuốc cuốc… mấy chú vào quán nhậu kia".

Nói về nguyên nhân này, bà Hai phân tích: "Ở đây chính quyền quyết liệt giữ rừng nhưng giữ sao xuể. Rừng thì mênh mông trong khi cán bộ chuyên trách thì có hạn, canh đầu trên thì phường săn giăng bẫy, giương súng đầu dưới. Cũng khó mà xử lý được đám người kia bởi họ không vào rừng cấm mà săn chim cò ở khu dân cư, đôi khi họ còn đánh bẫy...".

Cụ Sủi có cách giải thích khác. Cụ nói "Bảo Láng Le-Bàu Cò bặt bóng chim cò là không chính xác, cũng còn lai rai theo kiểu thi thoảng mới thấy vài ba mống". Theo cụ, chim trời hiếm dần kể từ năm 1990 trở lại đây. "Kẻ bẫy người bắn, lại thêm nạn bùng nổ dân số, xe cộ chạy ầm ầm khiến chim cò sợ nên bay đi. Đã vậy dư lượng thuốc trừ sâu hiện diện trên khắp bưng biền khiến lũ cá hết đường sống... Láng Le - Bàu Cò không còn giữ được hiện trạng như chính tên gọi của mình cũng vì những lý do ấy

Thành Dũng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文