Nông dân ĐBSCL điêu đứng vì thanh long rớt giá thê thảm

10:17 16/06/2014
Có nơi, thanh long trái giá chỉ còn 1.000 đồng/kg, tương đương một ly trà đá tại miền Tây. Ngành chức năng băn khoăn; nhiều nông dân miền Tây bắt đầu thấm thía câu chuyện “chạy theo phong trào”, người ta trồng được thì mình cũng trồng được nhưng không nghĩ đến khó khăn của đầu ra…

Chỉ khoảng vài ba năm trước, khi nói tới thanh long, nông dân miền Tây vẫn nghĩ đó là loại chỉ trồng được vùng Chợ Gạo (Tiền Giang), Châu Thành (Long An) hay xa hơn là Bình Thuận. Thế nhưng qua trồng thử nghiệm, nhiều nông dân phát hiện ra gần như loài cây ăn trái họ xương rồng có nguồn gốc ở vùng sa mạc Mexico và Colombia này rất dễ bén rễ với nhiều vùng đất khác của miền Tây. Và cùng với hiệu quả của nó, đã bắt đầu một “phong trào” trồng thanh long, kể cả thanh long ruột đỏ.

Mừng ít, lo nhiều

Hôm về Trà Vinh, nghe một cán bộ ở Sở Công Thương khoe rằng Trà Vinh đã trồng được cả thanh long ruột đỏ và vừa xuất chào hàng sang Mỹ 1 tấn thanh long ruột đỏ với giá 24.000 đồng/kg, tôi mới giật mình vì lâu nay thiếu cập nhật thông tin về loại cây này trên đất Trà Vinh. Hỏi thêm, tôi mới biết thanh long ruột đỏ của Trà Vinh từng được Bộ KH&CN công nhận nhãn hiệu hàng hóa, mẫu mã, chất lượng, quy trình sản xuất đạt chuẩn xuất khẩu. Hiện Sở KH&CN Trà Vinh đang hỗ trợ các xã viên của HTX thanh long ruột đỏ Đức Mỹ hoàn tất các thủ tục để được chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGap, nhằm đảm bảo đầu ra ổn định.

Đến Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh hỏi thêm thì tôi được biết diện tích thanh long ruột đỏ của tỉnh hiện hơn 65ha, được trồng tại các huyện: Càng Long, Châu Thành, Cầu Kè, Cầu Ngang, cho sản lượng hơn 1.000 tấn trái/năm. Điểm trồng thanh long ruột đỏ tập trung nhất hiện nay của Trà Vinh là xã Đức Mỹ, huyện Càng Long với hơn 30ha.

Ở tỉnh Cà Mau - nơi mà nhiều người nghĩ rằng khó có thể trồng được thanh long, do đây là vùng đất bị nhiễm phèn, mặn nghiêm trọng thế nhưng hiện diện tích cũng đã lên con số trên 1.200ha từ nhiều tháng nay. Một cán bộ cho biết con số tăng vọt đến đáng ngại kể từ cuối năm 2013 đến nay. U Minh hiện là huyện dẫn đầu về diện tích với gần 500ha. “Phong trào” trồng thanh long – loại cây mà chỉ đầu tư một lần có thể thu lợi được 10 năm, đang mạnh tại các huyện Trần Văn Thời, Thới Bình, Cái Nước...

Tất nhiên, để đạt được con số diện tích như thế, vào thời điểm giá thanh long ruột đỏ ở mức 25.000 đồng/kg, ruột trắng 15.000 đồng/kg, đã xuất hiện nhiều “triệu phú thanh long”. Có điều, nhiều “triệu phú Đất Mũi” đã bắt đầu than khi thị trường tiêu thụ trái thanh long ở Cà Mau không giản đơn như nơi khác. “Chúng tôi phải chở tới Long An – cách nơi trồng ít nhất là 400 cây số, mới có người mua. Đường xa quá, thị trường không ổn nên giờ đang lo lắm” –  nông dân Lê Văn Tam ở huyện U Minh, cho biết. 

Thực tế chuyện trồng thanh long thành “phong trào” cũng đang khiến ngành Nông nghiệp của tỉnh cực Nam này băn khoăn. Ông Lê Văn Sử -  Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết nông dân Cà Mau trồng thanh long là học cách làm của người dân Bình Thuận. Khác một điều là thanh long Bình Thuận là sản phẩm có thương hiệu, xuất khẩu sang Mỹ và một số nước; trong khi điều kiện của trái thanh long Cà Mau chưa có thị trường tiêu thụ mà lại phát triển ồ ạt. Trước thực tế này, ngành Nông nghiệp đã khuyến cáo người dân khi chọn cây trồng cũng cần phải tính tới thị trường tiêu thụ; bà con chỉ nên trồng thanh long quy mô nhỏ, sản phẩm đủ cung cấp cho thị trường trong tỉnh sẽ bền vững hơn.

Càng đáng lo hơn khi trong số 12 chủng loại trái cây được Bộ NN&PTNT quy hoạch trồng thêm 257.000ha tại Nam Bộ (đạt chuẩn an toàn thực phẩm, có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP) từ nay đến năm 2020, chúng tôi thấy diện tích thanh long được quy hoạch trồng thêm gần 15.000ha nhưng chỉ được trồng tại Bình Thuận, Tiền Giang và Long An. Còn những địa phương khác của miền Tây như Cà Mau, Trà Vinh thì không có đất cho cây thanh long. 

Người trồng thanh long Việt Nam nếu cứ chạy theo “phong trào” sẽ tiếp tục điêu đứng vì chuyện thanh long rớt giá. Ảnh: Ngọc Trinh.

Cần tính toán lại

Nhiều ngày qua, tại các vùng tập trung diện tích lớn cây thanh long của ĐBSCL, giá thanh long là câu chuyện thời sự. Nhiều nông dân nản đến mức không còn tinh thần để chăm sóc cho vườn thanh long của mình.

Khi được hỏi, ông Hoàng - một nông dân trồng thanh long ở ấp Lương Phú C, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết giá thanh long mấy ngày qua đang rẻ như… bèo. “Thương lái vào vườn cứ chê hàng xấu, mua chỉ 1.000 đ/kg; còn hàng đẹp nhất thì cũng chỉ 3.000 đ/kg. So với cách đây khoảng 2 tuần, giá thanh long đã giảm tới 7.000 đ/kg. Bên Long An thì giá có nhỉnh hơn chút, nhưng bán ngang ngửa cũng chỉ 2.000 đ/kg. Với giá rẻ bèo kiểu này, bà con nào chong đèn cho vườn mình càng bị thua lỗ nặng bởi giá thành để cho ra mỗi một  kilôgam không dưới 8.000đ” - ông Hoàng cho biết.

Theo lý giải của nhiều nông dân trồng thanh long ở miền Tây, có nhiều nguyên nhân khiến thanh long rớt giá thê thảm. Đó là do bị ảnh hưởng đợt nắng nóng vừa rồi nên trái không đẹp. Những ngày qua cũng đang là thời điểm thu hoạch rộ đối với nhiều loại cây trái ngon của miền Tây. Những loại trái khác cũng bị “rớt” giá chứ chẳng phải chỉ có thanh long. Một nguyên nhân chủ yếu khác chính là do từ cuối 2013 đến hết quý I/2014, giá thanh long luôn ở mức cao (lúc đỉnh điểm lên gần 30.000 đ/kg mua tại vườn) khiến cho nhiều nông dân ồ ạt chong đèn trong thời gian dài nhằm đạt sản lượng lớn trong vụ mùa. Sản lượng thanh long năm nay vì thế cũng đã tăng nhiều so với trước.

Còn một nguyên nhân khác khiến cho thanh long bị “dội chợ”, rớt giá chính là do diện tích cây thanh long tăng vọt. Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, diện tích thanh long ở Bình Thuận đã “nhảy” từ 15.000ha lên 23.000ha; Tiền Giang từ khoảng 2.500ha hiện đã lên 4.000ha; Long An hiện gần 3.000ha. Diện tích tăng mạnh trong khi thị trường xuất khẩu (chủ yếu là tiểu ngạch) đang có nguy cơ thu hẹp lại. Trung Quốc - thị trường “ăn” khoảng 71% trên tổng lượng thanh long xuất khẩu của Việt Nam năm 2013, đã bắt đầu trồng thanh long với diện tích khoảng 20.000ha (tại Quảng Đông và Quảng Tây) và đã đang thu hoạch vụ mùa đầu tiên trên diện tích lớn, năng suất cao gấp 2-3 lần giống thanh long đang được trồng phổ biến tại Việt Nam

Thái Bình

Sau khi chuyên án được xác lập, dưới sự chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Minh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ, các thành viên trong Ban Chuyên án đã tập trung lực lượng đấu tranh với các đối tượng đường dây.

Đó là anh Hồ Xuân Hoàng, Phó Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Hồng Thái, huyện A Lưới - người dân tộc Tà Ôi và anh Trần Đình Hòa, Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền (TP Huế). Cả hai vừa vinh dự được Bộ trưởng Bộ Công an tặng bằng khen trong phong trào Toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc (ANTQ) giai đoạn 2020-2025.

Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) khai mạc hôm 28/4 tại TP Rio de Janeiro, Brazil, đã diễn ra trong bối cảnh thế giới đối mặt với những biến động lớn về kinh tế, chính trị và an ninh. Đây không chỉ là cuộc gặp ngoại giao thường niên, mà còn là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới phần còn lại của thế giới: BRICS đang quyết tâm trở thành một cực quyền lực mới trong trật tự toàn cầu vốn lâu nay bị chi phối bởi phương Tây.

Không chỉ làm tốt chuyên môn, nghiệp vụ, giữ gìn ANTT ở cơ sở, Đại uý Lê Cao Cường - Trưởng Công an xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá còn được nhân dân địa phương biết đến là người có tấm lòng nhân ái, luôn trăn trở trước phận đời kém may may mắn…

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2025), những ngày trên khắp các nẻo đường của TP Hải Phòng, niềm kiêu hãnh dân tộc và tình yêu quê hương của người dân và du khách được thể hiện rạng rỡ trong sắc màu cờ đỏ, lan tỏa cả cộng đồng.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều và tối qua (2/5), khu vực Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông, khu vực Tây Nguyên có mưa dông cục bộ, có nơi mưa to với lượng mưa nhiều nơi trên 40mm như Bảo Lâm (Lâm Đồng) 59.4mm, Nhơn Hội (An Giang) 48.6mm, Bù Nho 1 (Bình Phước) 46.8mm…

Đối tượng được Công ty TNHH Plan In Việt Nam bảo lãnh nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, sau đó nghỉ làm tại công ty nhưng không báo cáo cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh và tiếp tục sử dụng thẻ tạm trú để cư trú, hoạt động tại Việt Nam và lén lút di chuyển qua nhiều tỉnh, thành.

Ngày 2/5, thông tin từ Ủy ban an toàn giao thông (ATGT) Quốc gia cho biết, toàn quốc xảy ra 52 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 22 người, bị thương 44 người (đường sắt, đường thủy không xảy ra tai nạn). So với ngày thứ 3 của kỳ nghỉ lễ năm trước, số vụ tai nạn giảm 15 vụ, giảm 14 người chết, tăng 6 người bị thương.

Ngày 2/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, đơn vị vừa kịp thời tiếp nhận 10 ngư dân trên tàu cá BV 97879 TS do ông Trương Quang Khánh (SN 1983, thường trú huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) làm thuyền trưởng, bị nạn trên biển sau khi va chạm với tàu hàng BBC MERCURY, quốc tịch Liberia.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.