Nước lũ dâng cao, nông dân nỗ lực cứu lúa

10:48 24/09/2011
Mấy ngày qua, nước lũ liên tục lên nhanh, cánh đồng (ngoài vùng quy hoạch sản xuất lúa) huyện Tịnh Biên, Châu Đốc, An Phú, Tân Châu... tỉnh An Giang mênh mông nước. Đã có gần 500 người dân, Công an, bộ đội, dân quân tham gia tu bổ những đoạn đê bao có nguy cơ sạt lở cao, quyết tâm bảo vệ tài sản của mình trước cơn lũ lớn.

Khoảng 4h ngày 23/9, xảy ra vụ sạt lở đê bao bảo vệ lúa vụ 3 thuộc ấp Tân Hòa Trung, xã Tân Hội, thị xã Hồng Ngự (Đồng Tháp). Sạt lở đã nhấn chìm hoàn toàn 200ha lúa vụ 3 được 55 ngày tuổi, ước tổng thiệt hại trên 5 tỷ đồng. Trước khi sạt lở xảy ra, ngành chức năng cùng người dân địa phương đã tiến hành tu sửa, gia cố nhiều đoạn xung yếu trên tuyến đê bao. Tuy nhiên, do nước lũ lên nhanh làm nhiều đoạn đê bị sạt lở gây thiệt hại lớn đối với người dân. Hiện thị xã Hồng Ngự đang triển khai nhiều biện pháp nhằm bảo vệ diện tích lúa vụ 3 ở phường An Lạc, xã An Bình, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho người dân.

Còn theo ông Nguyễn Văn Buôn - Phó phòng NN&PTNT huyện Hồng Ngự, trước tình hình nước lũ lên nhanh nên địa phương quan tâm tập trung vào công tác bảo vệ lúa vụ 3 tại khu đê bao vùng dự án 2.600ha thuộc 2 xã Thường Phước 2, Thường Thới Tiền. Những ngày qua địa phương đã cho 1.000m3 đất cho vào bao, 10.000 cây tràm để gia cố tại những điểm xung yếu tuyến đê bao nói trên có chiều dài gần 7km. Nhiều người dân cho biết, phần lớn diện tích lúa đang trong giai đoạn làm đòng và trổ bông nên không phải tốn nhiều chi phí đầu tư phân, thuốc như ở thời kỳ sinh trưởng và đẻ nhánh.

Do đó, người dân cùng lực lượng như: Dân quân, Thanh niên tình nguyện, bộ đội địa phương đã đóng góp về tài lực, vật lực tiến hành gia cố các tuyến đê bao bảo vệ lúa vụ 3. Trong ngày 23/9 đã có gần 500 người dân, Công an, bộ đội, dân quân tham gia tu bổ những đoạn đê bao có nguy cơ sạt lở cao. Đặc biệt, người dân tự nguyện tham gia đóng góp tràm, bạch đàn để xốc cừ, bao đựng cát hoặc đất… quyết tâm bảo vệ tài sản của mình trước cơn lũ lớn.

Nước lũ tràn đồng ở huyện Tịnh Biên, An Giang.

Mấy ngày qua, nước lũ liên tục lên nhanh, cánh đồng (ngoài vùng quy hoạch sản xuất lúa) huyện Tịnh Biên, Châu Đốc, An Phú, Tân Châu... tỉnh An Giang mênh mông nước. Đặc biệt nguy hiểm hơn sau khi xả đập Tha La, Trà Sư, nước đổ về vùng Tứ giác Long Xuyên với cường suất lớn, đe dọa hàng loạt tuyến đê bao, hàng chục ngàn hécta lúa vụ 3 có nguy cơ bị chìm rất lớn. Các ngành chức năng, chính quyền địa phương đang huy động tối đa lực lượng, phương tiện quyết liệt gia cố, nâng cấp hệ thống đê bao, cống đập, hệ thống tiêu chống úng suốt ngày đêm. Đồng thời việc bảo đảm an toàn tài sản, tính mạng của người dân, giữ trẻ mùa lũ, đưa trẻ đến trường được đồng loạt triển khai.

Chiều 23/9, chúng tôi có mặt tại cánh đồng lũ mênh mông giáp ranh giữa huyện Tịnh Biên và thị xã Châu Đốc. Nước kênh Tha La vẫn cuồn cuộn đổ về. Tuyến đê Tha La dài 8km bảo vệ gần 6.000ha lúa thu đông đầu nguồn thuộc thị xã Châu Đốc, An Giang, đang oằn mình trước sự tàn phá của sóng, nước lũ nhiều ngày qua. Hiện thân đê bị sạt lở nghiêm trọng, cao trình đê đang bị nước lũ lên nhanh, uy hiếp từng ngày. Chính quyền địa phương đang huy động lực lượng hàng trăm người cùng nhiều phương tiện, máy móc đang ngày đêm gia cố, nâng cấp, bảo vệ an toàn cho tuyến đê này.

Chiều 23/9, ông Đỗ Vũ Hùng – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang cho biết: Toàn tỉnh có 130.000ha lúa vụ 3. Trong số này hiện có khoảng 7.000ha lúa mới mở rộng sản xuất lúa vụ 3 tại thị xã Châu Đốc, huyện Châu Thành và Tịnh Biên bị lũ đe dọa. Hiện tại các địa phương đang quyết liệt gia cố đê bao, cống đập, chống úng... bảo vệ lúa vụ 3

Đức Văn – CTV

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

Để đảm bảo TTATGT trên các tuyến đường, trong những ngày lễ 30/4 và 1/5, không quản ngại nắng nóng gay gắt, lực lượng CSGT các địa phương vẫn “đội nắng”, “bám đường”, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát xuyên đêm, xuyên lễ.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文