Nước mắt nghề đi biển

18:15 03/07/2009
Theo thông tin từ UBND xã Ngư Lộc, con số thống kê về những người trên biển là rất lớn. Chỉ tính riêng trong năm 2008, dù là một năm không có nhiều biển động nhưng cũng có đến 15 người chết, một trường hợp bị gãy chân và 50 phương tiện bị thiệt hại…

Ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hoá) giọng chùng xuống, đôi mắt đượm buồn khi nói với chúng tôi về nghề đi biển của bà con ngư dân ở vùng quê nghèo này.

Ông Huấn cho hay: "Ngư Lộc là xã ven biển, không có đất nông nghiệp nên chỉ có nghề duy nhất là đánh bắt và chế biến hải sản. Người dân ở Ngư Lộc từ bao đời qua chỉ gắn bó với biển, biển là nguồn sống duy nhất ở đây. Nghề đi biển mang lại miếng cơm manh áo cho người dân, học hành cho con em họ. Biển mang lại niềm vui nhưng cũng lấy đi nhiều mất mát, đau thương không gì có thể bù đắp được…".

Ngư dân chuẩn bị cho một chuyến đi đánh bắt xa bờ.

Xã Ngư Lộc có diện tích 0,47 km2, 3.000 hộ với tổng số nhân khẩu lên tới hơn 1,7 vạn người. Đến Ngư Lộc vào thời điểm này đang là mùa đi biển nên đường làng, ngõ xóm vắng vẻ hơn những gì mà người dân địa phương miêu tả về nơi có mật độ dân số lớn nhất cả nước này. Không có một tấc đất nông nghiệp nên bao đời nay, người dân Ngư Lộc sống nhờ vào biển.

Đi một vòng quanh xã, đường sá hầu hết đã được bê tông hóa, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên san sát khó có thể nói rằng đây là địa phương vẫn còn đến 40% tỷ lệ hộ đói nghèo. Biển đã nuôi dưỡng bao thế hệ người dân nơi đây. Cái vị mặn mòi của biển khơi như đã thấm đẫm, ăn sâu vào từng thớ đất, con người trên mảnh đất này.

Khoác lên mình tấm áo hào nhoáng nhưng Ngư Lộc không thể giấu được bao nỗi đau mà những người dân vùng biển nơi đây phải gánh chịu. Không khỏi thương tâm khi nghe con số thống kê từ UBND xã Ngư Lộc, chỉ trong vòng hơn chục năm, kể từ cơn áp thấp nhiệt đới 1996 (trận áp thấp cướp đi 43 sinh mạng của ngư dân) đến nay tổng số ngư dân thiệt mạng trên biển đã lên tới con số cả trăm người. Đằng sau những tai nạn rủi ro đó là hàng trăm cảnh đời bất hạnh. Nhiều người vợ gặp cảnh góa phụ, nhiều đứa trẻ lâm cảnh mồ côi.

Trong căn nhà xập xệ, chị Nguyễn Thị Thêm, 43 tuổi, thôn Bắc Thọ, một góa phụ, mẹ của 7 đứa con còn nheo nhóc, nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai, đôi mắt ngấn lệ, chị kể lại hoàn cảnh éo le của mình: Chồng chị, anh Nguyễn Văn Thủy là ngư dân chuyên đi đánh bắt xa bờ. Trước ngày 10/7/2008, chị Thêm cũng như bao người phụ nữ ở vùng biển này đều chu đáo chuẩn bị cho chồng mọi nhu cầu cần thiết trước một chuyến đi đánh bắt xa bờ. Và rồi chỉ một tuần sau khi anh ra khơi, chị nhận được tin anh đã thiệt mạng do rơi xuống biển khi tàu đánh cá đang chạy lúc gần sáng. Có lẽ giữa biển khơi mênh mông, tiếng kêu cứu của anh không được hơn chục con người làm việc trên tàu nghe thấy để ứng cứu kịp thời.

Sau đó, khi đã xác định tai nạn, tàu quay lại tìm kiếm nhưng không thấy thi thể của anh. Gia đình cùng địa phương đã tổ chức tìm kiếm đến cả tháng trời nhưng cũng vô vọng. Từ lúc mất anh, lao động chính trong nhà, gia đình chị càng lúc càng rơi vào túng quẫn.

Không một tấc đất nông nghiệp, không có nghề phụ, mẹ con đành rau cháo sống qua ngày. Ba đứa lớn đi làm thuê, bốn đứa còn lại thì quá nhỏ. Đứa út năm nay mới 7 tuổi. Chúng đi học cũng phải nhờ một phần hỗ trợ của chính quyền địa phương, Hội Khuyến học và bà con xóm giềng.

Theo thông tin từ UBND xã Ngư Lộc, con số thống kê về những người  trên biển là rất lớn. Chỉ tính riêng trong năm 2008, dù là một năm không có nhiều biển động nhưng cũng có đến 15 người chết, một trường hợp bị gãy chân và 50 phương tiện bị thiệt hại. Đáng chú ý, trong đó có vụ tàu TH90697TS bị mất tích mang theo cả 10 ngư dân.

Ông Nguyễn Văn Huấn, Phó Chủ tịch UBND xã Ngư Lộc trăn trở, tỷ lệ đói nghèo trong xã còn cao bởi người dân phụ thuộc vào biển. Được mùa biển thì còn có miếng cơm chứ gặp năm biển mất mùa thì đều đói dài dài. Còn những gia đình có người chết do tai nạn liên quan đến nghề đi biển trong xã hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Quan niệm của người dân vùng biển này là giàu con thì giàu của, phải có con trai để nối dõi tông đường nên hầu hết đều rất đông con. Mặc dù rất được sự quan tâm của các cấp, các ngành nhưng đó cũng chỉ là trước mắt.

Ngoài đê biển cuối giờ chiều lộng gió, cái nắng không còn gay gắt, nhiều ngư dân vẫn đang hối hả chuẩn bị những nhu yếu phẩm cần thiết cho một chuyến đi đánh bắt xa bờ và chấp nhận đối mặt với bao nguy hiểm giữa biển khơi. Mong sao trời sẽ mãi yên, biển lặng để họ trở về cùng cá đầy khoang

Phan Hoạt - Trần Huy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文