Phải bịt kín những kẽ hở về quản lý phòng khám bác sĩ Trung Quốc

11:13 28/06/2012
Những ngày qua theo chân Thanh tra Sở Y tế ghi nhận cho thấy, các phòng khám Trung Quốc được kiểm tra ít nhiều trước đó đều đã bị xử lý xử phạt, nhưng chuyện buồn là năm nào cũng tái diễn sai phạm tại các phòng khám này. Khi dư luận thắc mắc thì lại được giải thích đã báo cáo lên Bộ Y tế, thuộc trách nhiệm Bộ quản lý do có yếu tố nước ngoài…

Ngay sau khi bài báo “Xử lý nửa vời, phòng khám bác sĩ nước ngoài hoành hành” được đăng trên Báo CAND ra ngày 25/6, chị N.T.H. (ngụ tại 30/3A tổ 14, đường số 10, Linh Xuân, Thủ Đức) đã liên lạc tới CQĐD Báo CAND tại TP HCM cho biết con trai chị chính là một trong rất nhiều nạn nhân của Phòng khám Đa khoa quốc tế Trung Nam trong thời gian qua.

Trước đó, vào tháng 9/2011, khi đang chạy xe trên ngã tư Đinh Bộ Lĩnh, Bình Thạnh, chị H. nhận được một chiếc quạt nhựa phát miễn phí của chương trình quảng cáo Phòng khám Đa khoa quốc tế Trung Nam với nhiều quảng bá hấp dẫn về việc chữa trị bệnh phụ nữ, bệnh nam khoa với công nghệ hiện đại mà con trai chị cũng đang có triệu chứng nhức buốt vùng kín sau mỗi lần đi tiểu.

Ngày 24/9/2011, mẹ con chị H tìm tới phòng khám trên tại địa chỉ (1503-1505-1507-1509) đường 3-2, phường 16 quận 11. Thông qua một phiên dịch viên, chị H. biết người tiếp mẹ con mình có tên bác sĩ (BS) Trần, người Trung Quốc.

Sau khi khám cho con chị tên T.H.H. (20 tuổi), BS Trần nói: bệnh con chị phải mổ nếu không sẽ bị vô sinh. BS này còn nói không có bao nhiêu tiền, chỉ khoảng 3,5 triệu đồng. Chị H. yên tâm cho con làm xét nghiệm và mổ ngay sau đó.

Lúc về BS Trần đưa cho chị H. bịch thuốc giống như những viên thạch màu đen và chỉ dẫn cho vào nồi đun chảy thành nước cho con uống hàng ngày kết hợp đưa tới trị liệu là chiếu đèn tia hồng ngoại để trị dứt vi khuẩn. Tiền thuốc và tiền mổ ngày đầu đã hết 10 triệu đồng. “Ngay lúc này tôi đã lờ mờ nhận ra mình dại rồi, mà cháu lại mổ rồi, không theo họ không yên tâm”.

Tầng trệt PK Đa khoa YHCT Đông Phương chỉ là bốc thuốc, bắt mạch.Trên lầu là phòng mổ cắt trĩ cũng của PK YHCT Đông Phương.

Những ngày sau đó là những ngày “điên đầu” với cả 2 vợ chồng chị vì quá nghèo mà phải chạy tiền cho con mỗi ngày từ 3 tới 4 triệu đồng, thuốc cũng là một bịch màu đen như viên thạch với chữ Trung Quốc đem về nấu uống. Con số đã nhanh chóng lên tới xấp xỉ 42 triệu đồng sau 12 ngày điều trị. Song vết mổ không lành, mà con chị còn bị sưng tấy không đi lại được.

Chị H. vội vã đưa con tới gặp BS Trần thì được giải thích: “Bệnh này phải chữa lâu dài”.  Quá lo sợ, chị H. đưa con tới Bệnh viện Bình Dân xin cứu giúp. Sau khám tại đây, các BS Bình Dân quyết định mổ lại cho con chị do bị “giãn tĩnh mạch”. Ca mổ “nam khoa” được thực hiện nhẹ nhàng, sau 3 ngày, con chị xuất viện với số tiền khoảng 3 triệu đồng.

Chị H. kiên trì trở lại Phòng khám Đa khoa quốc tế Trung Nam xin gặp BS Trần thắc mắc vì sao cũng một thủ thuật như nhau nhưng phòng khám lại lấy số tiền quá lớn mà “bệnh vẫn hoàn bệnh”, đồng thời yêu cầu phòng khám phải hoàn trả lại cho chị tiền, ông BS Trung Quốc nói lạnh như băng: Chị ăn một tô phở ngoài đường phải khác ăn một tô phở trong khách sạn 5 sao chứ! Phòng khám này là phòng khám quốc tế. Bệnh con chị không hết do chị bỏ dở giữa chừng… Chị muốn đi đâu kêu cũng được…”.

Từ một BS Khoa Sản Bệnh viện An Sinh, ngày 26/6 chúng tôi cũng tiếp tục nhận được khá nhiều các trường hợp bệnh nhân (BN) là nạn nhân của các phòng khám Trung Quốc khu vực quận 11. Trong đó có 2 BN nữ đều được các BS phòng khám Trung Quốc “tư vấn” là ung thư phần phụ chết đến nơi, không điều trị sẽ nguy tính mạng. Tuy nhiên, “sau 5 ngày được dùng thuốc tại An Sinh, họ trở lại gặp chúng tôi đều… tươi rói. Các kết quả xét nghiệm chẳng thấy tế bào ung thư  nào”. BS này cho biết.

Cùng ngày, PV Báo CAND gặp trực tiếp người quản lý Phòng Quản lý dịch vụ y tư nhân - Sở Y tế TP HCM là BS Lê Minh Hải hỏi về việc quảng cáo cũng như cấp phép của các phòng khám Trung Quốc. Tuy nhiên với lý do quá bận, BS Hải chỉ đồng ý nói qua điện thoại.

Theo ông Hải, tại TP HCM hiện nay Sở Y tế cấp phép chứng chỉ hành nghề y tư nhân cho 2 phòng chẩn trị y học cổ truyền 100% vốn nước ngoài do BS Trung Quốc phụ trách chuyên môn, 5 phòng chẩn trị khác do người Việt Nam đầu tư, đứng tên nhưng có BS Trung Quốc làm chuyên môn. Các thủ tục cấp phép đều tuân thủ chặt chẽ theo Thông tư 07/2007/TT/-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân.

Được biết, trước đây, theo quy định tại Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành có trách nhiệm cấp chứng chỉ hành nghề cho người nước ngoài cũng như cấp giấy phép làm công việc chuyên môn tại các phòng khám cho người nước ngoài hành nghề tại địa phương.

Trên lầu là phòng mổ cắt trĩ cũng của PK YHCT Đông Phương.

Từ khi thực hiện Luật Khám - Chữa bệnh, trách nhiệm này thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế với nhiệm vụ là cấp chứng chỉ hành nghề, còn quản lý thì vẫn do các Sở Y tế. Những ngày qua theo chân Thanh tra Sở Y tế ghi nhận cho thấy, các phòng khám Trung Quốc được kiểm tra ít nhiều trước đó đều đã bị xử lý xử phạt, nhưng chuyện buồn là năm nào cũng tái diễn sai phạm tại các phòng khám này. Khi dư luận thắc mắc thì lại được giải thích đã báo cáo lên Bộ Y tế, thuộc trách nhiệm Bộ quản lý do có yếu tố nước ngoài…

Những ngày qua rõ ràng khi Thanh tra Sở Y tế dù tới đột xuất nhưng các phòng khám Trung Quốc đều giở một “chiêu trò” giống nhau là dán giấy thông báo trước cửa phòng “ngưng sửa chữa”, dán giấy lên thiết bị Tây y là “đang chờ thẩm định” nhằm hợp thức hóa lý do chờ phê duyệt đồng ý của cấp “quản lý” họ là Bộ Y tế mới hoạt động mổ xẻ, hành nghề Tây y, “bổ sung” thêm chức năng mới so với đăng ký trên giấy phép hành nghề trước đó chỉ là Đông y bốc thuốc.

Tại Phòng khám Đa khoa Y học cổ truyền Đông Phương quận Tân Bình, vị lương y Phan Xưng còn thừa nhận mỗi tháng được các BS Trung Quốc chi trả 20 triệu đồng cho việc đứng tên. Còn mọi đầu tư, chuyên môn do BS Trung Quốc làm hết.  

Rõ ràng là cơ quan chức năng đang làm cái việc “bắt cóc bỏ đĩa”, vì năm nào cũng đi thanh - kiểm tra, xử lý phòng khám Trung Quốc nhưng mãi mà vẫn không tìm ra giải pháp phù hợp triệt để chấm dứt việc phòng khám người Việt Nam đứng tên cho người nước ngoài hành nghề “lụi”, hành nghề quá chuyên môn. Một loại hình dịch vụ khám chữa bệnh nhưng phân cấp quản lý trách nhiệm do 2 cơ quan quản lý khi xảy ra chuyện mới lại rà soát qui trách nhiệm ai quản lý phần nào, chịu trách nhiệm tới đâu.

Còn bệnh nhân trong nước đã nghèo vì nỗi khổ bệnh tật lại phải “oằn mình” gánh thêm mức phí vô lý không khác gì bị lừa đảo trắng trợn chỉ vì sự cả tin vào BS nước ngoài, vào những quảng cáo một tấc lên trời và vào… cái mác “y học cổ truyền” Trung Quốc.

Huyền Nga

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Khoảng chiều và đêm 17/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến Bắc Trung Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 18-20 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Ngày 16/11, báo cáo với đoàn công tác do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy làm trưởng đoàn, đại diện đơn vị thi công Dự án cao tốc Hòa Liên-Túy Loan (đoạn qua địa bàn Đà Nẵng) cho biết hiện đang bố trí khoảng 30 mũi thi công để đáp ứng tiến độ; nhưng còn một số vướng mắc về mặt bằng, một số điểm người dân cản trở thi công; mưa nhiều, bụi mù, ùn tắc...

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文