Phát triển vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường

07:02 13/04/2020
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhu cầu sử dụng vật liệu xanh, trong đó có gạch không nung thân thiện với môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ đang là xu hướng mà ngành sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới.

Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa ở Việt Nam tăng nhanh với nhiều công trình xây dựng mới đã kéo theo những tác động về môi trường do ô nhiễm bụi và rác thải xây dựng khó tái chế. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nhu cầu sử dụng vật liệu xanh, trong đó có gạch không nung thân thiện với môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và tiết kiệm được điện năng tiêu thụ đang là xu hướng mà ngành sản xuất vật liệu xây dựng hướng tới.

Khuyến khích sản xuất và sử dụng vật liệu xanh

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, Việt Nam hiện có 833 đô thị. Với đà phát triển, đến năm 2025, con số này sẽ đạt khoảng 1.000 đô thị. Thống kê của Viện Vật liệu xây dựng cho thấy, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 17% nguồn nước, 40% nguồn năng lượng, 25% gỗ khai thác, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% phế thải rắn xây dựng.

Việc tìm kiếm các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang là xu hướng được hướng tới.

Vì vậy, việc phát triển vật liệu xây dựng xanh, trong đó có gạch không nung sẽ giúp tiết kiệm đất nông nghiệp, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô nhiễm môi trường; giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết kiệm nhiên liệu than là yêu cầu cấp thiết.

Nhằm đẩy mạnh phát triển vật liệu xây dựng xanh,thân thiện với môi trường nói chung và gạch không nung nói riêng, Chính phủ đã thông qua nhiều chính sách như: Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ban hành năm 2010, trong đó quy định “Sử dụng vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng, vật liệu không nung, lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời, khí sinh học trong các công trình xây dựng”.

Nghị định 24a/2016/NĐ-CP ngày 5-4-2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng, trong đó đưa ra các chính sách khuyến khích phát triển vật liệu mới thân thiện môi trường, trong đó có vật liệu xây không nung. Quyết định số 567 ngày 28-4-2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển vật liệu xây không nung, với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt 20 - 25% vào năm 2015 và 30 - 40% vào năm 2020.

Thông tư 09/2012 của Bộ Xây dựng ban hành ngày 18-10-2012 quy định sử dụng vật liệu xây không nung trong các công trình xây dựng. Theo đó, các công trình xây dựng bằng vốn Nhà nước buộc phải sử dụng vật liệu không nung ở các đô thị loại 2, tối thiểu phải 50% và đô thị loại 3 là 100%.

Theo ông Nguyễn Hải Hà, Trường Đại học Xây dựng, thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây không nung, hiện cả nước đã có 55/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng, ban hành lộ trình xóa bỏ lò gạch thủ công. 25 địa phương đã xây dựng chính sách, ban hành chỉ thị về tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung, hạn chế sản xuất và sử dụng gạch đất sét nung.

Đến nay, tổng sản lượng gạch không nung cả nước sản xuất ước đạt 7 tỷ viên (chiếm 28% tổng lượng gạch xây dựng). Các trường đại học, các viện nghiên cứu đang biên soạn giáo trình mang tính chuyên sâu về hướng dẫn thiết kế, thi công, định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng xây dựng sử dụng vật liệu xây dựng không nung để đưa vào chương trình giảng dạy tại các trường chuyên nghiệp.

Tuy đã có những thay đổi tích cực, việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường nói chung và gạch không nung nói riêng trong xây dựng còn nhiều khó khăn, thách thức. Quá trình phát triển công trình xanh chưa được quan tâm cả về góc độ quản lý nhà nước và hoạt động doanh nghiệp.

Công tác đầu tư phát triển sản xuất đối với một số chủng loại vật liệu xây dựng xanh còn chưa hợp lý, quy mô còn nhỏ và phân tán, hiệu quả đầu tư chưa cao. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng xanh ở một số lĩnh vực còn lạc hậu so với trình độ hiện nay ở khu vực và thế giới, đòi hỏi phải được thay thế, đổi mới.

Do người dân chưa có thói quen trong sử dụng vật liệu xây dựng xanh, những lợi ích mà sản phẩm vật liệu xây dựng truyền thống vẫn chiếm ưu thế. Nhiều cơ sở sản xuất khai thác chế biến đá xây dựng, đá ốp lát, gốm sứ xây dựng có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, quy trình sản xuất chưa hợp lý.

Thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ bền vững

Để phát triển bền vững các vật liệu xây dựng xanh, Bộ Xây dựng đang dự thảo lấy ý kiến về Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Chiến lược là công cụ quan trọng để định hướng phát triểnvật liệu xây dựngxanh theo hướng bền vững, hiệu quả kinh tế - xã hội, tiết kiệm tài nguyên, năng lượng và bảo vệ môi trường.

Chiến lược được ban hành sẽ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch thực hiện của các bộ, ngành, địa phương và các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến công tác đầu tư xây dựng mới, mở rộng, nâng cấp, cải tạo các nhà máy sản xuất và kiểm soát chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng xanh.

Nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụngvật liệu xây dựngxanh, ông Nguyễn Hải Hà, Trường Đại học Xây dựng cho rằng, các cơ quan chức năng cần ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường nói chung và gạch không nung nói riêng.

Đặc biệt, đối với công trình xanh, cần đưa ra các tiêu chí và thông số đặc thù cụ thể; có chế tài xử lý hành chính đối với các chủ thể xây dựng không thực hiện quy định sử dụng vật liệu xây dựng xanh. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, sản xuất vật liệu xây dựng; sử dụng công nghệ tiên tiến với mức độ cơ giới hóa, tự động hóa cao vào sản xuất, từng bước áp dụng các giải pháp của cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính.

Mặt khác, công tác về đào tạo chuyên ngành xây dựng về thiết kế, thi công sử dụng vật liệu xây dựng mới cần được quan tâm hơn; công bố rộng rãi những hiệu quả thực tế của công trình sử dụng vật liệu xây dựng xanh để người dân và doanh nghiệp hình thành thói quen thay thế vật liệu xây dựng cũ bằng các loại vật liệu xây dựng thân thiện môi trường.

Đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng, việc dán nhãn xác nhận đối với vật liệu xây dựng xanh là giải pháp hữu ích nhằm nâng cao ý thức sử dụng vật liệu ít tác hại tới môi trường trong cộng đồng.

Văn Hào

Sau gần 1 tháng xét xử và nghị án, sáng 21/4, HĐXX phúc thẩm, TAND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên giảm mức án cho bị cáo Trương Mỹ Lan từ chung thân xuống 30 năm tù, giữ nguyên  hình phạt 12 năm tù về tội “Rửa tiền” và 8 năm tù tội “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Sáng 21/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) cùng 11 bị cáo khác về tội tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan Công ty Trung Nam Thuận Nam. Bị cáo Hoàng Quốc Vượng chịu cáo buộc làm trái nghị quyết của Chính phủ, giúp các Công ty Trung Nam Thuận Nam và Công ty Solar Farm Nhơn Hải hưởng lợi bất chính hơn 1.043 tỷ đồng. Đổi lại, cựu Thứ trưởng được “lót tay” 1,5 tỷ đồng.

Chúng tôi đến với Lạng Sơn những ngày đầu tháng 4, dọc đường hoa gạo vẫn chưa hết rực đỏ. Chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ trên đường cao tốc từ Hà Nội tới thành phố Lạng Sơn, đi tiếp chừng 30 cây số nữa, chúng tôi đến với địa bàn xã biên giới Tân Thanh, huyện Văn Lãng - nơi mà trong ký ức của chúng tôi chục năm về trước, Tân Thanh luôn tấp nập, nhộn nhịp bởi những khu chợ biên giới sầm uất, mà bất cứ ai khi ghé thăm Lạng Sơn, dù đường đi có vất vả đến mấy cũng vẫn muốn được đến chợ cửa khẩu Tân Thanh để tranh thủ mua sắm.

Ngày 21/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư khai thác và chế biến khoáng sản là Bentonite tại xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và khai khoáng Bảo Nguyên.

Với chiều dài hơn 60km, tổng mức đầu tư 4.600 tỷ đồng, dự án đường ven biển Nghi Sơn - Cửa Lò đoạn qua địa bàn tỉnh Nghệ An đến nay còn vướng mắc ở nhiều đoạn, tuyến do vướng khâu mặt bằng, buộc nhà thầu phải thi công “nhảy cóc”. Mặc dù chính quyền đã quyết liệt vào cuộc, song nhiều hộ gia đình vẫn cố thủ, không chấp thuận các phương án đền bù dẫn đến dự án chậm tiến độ.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày hôm qua (20/4), khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Phú Yên, Tây Nguyên và Nam Bộ đã có nắng nóng, có nơi nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 38 độ như: Phù Yên (Sơn La) 39.4 đô, Hòa Bình 39.5 độ, Cao Bằng 39.1 độ, Tuyên Hóa (Quảng Bình) 38.2 độ, Ayunpa (Gia Lai) 38.3 độ… Độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 45-55%.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.