Quản lý thị trường bất động sản bằng cách đánh tụt giá đất
Phải chống đầu cơ, dùng nhiều biện pháp hạ cơn sốt nhà đất, thậm chí làm cho giá nhà đất tụt mạnh để định hướng lại thị trường bất động sản, đưa thị trường này vào trật tự lành mạnh.
Phần nhiều các công ty kinh doanh bất động sản ở Việt
Mặc dù Nhà nước đã ban hành Luật Đất đai và hơn 500 văn bản dưới luật - yếu tố quyết định cho sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản (TTBĐS), nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến nay vẫn còn bùng nhùng trong sự chồng chéo và có lẽ phải mất vài năm nữa thủ tục này mới được hoàn chỉnh. Và những thủ tục rườm rà ấy đã góp phần đẩy giá đất lên cao từ 11-30 lần so với giá thật. Cơn sốt đất phát sinh nhu cầu giả tạo, sinh ra nền kinh tế ảo, làm ách tắc giải phóng mặt bằng, khiến tiền đền bù đất cao gấp hàng chục lần so với tiền xây dựng công trình… Cuối cùng đẩy nền kinh tế đến sự thiệt hại và ngân sách quốc gia sẽ bị thâm hụt.
Theo các chuyên gia kinh tế học thì cơn sốt đất ở Việt
Định hướng cho TTBĐS như thế nào?
Thời gian qua, TTBĐS đóng băng là một hậu quả của sự buông lỏng trong quản lý. Nhưng cứ để thị trường này phát triển mạnh, mặc sức cho tình trạng đầu cơ đẩy giá đất nóng lên thì sẽ lại dẫn đến một hậu quả tiếp theo - ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, nhất là đối với các hoạt động đầu tư, tài chính, tín dụng. Vì vậy, phải chống đầu cơ, dùng nhiều biện pháp hạ cơn sốt nhà đất, thậm chí làm cho giá nhà đất tụt mạnh để định hướng lại TTBĐS, cho nó đi vào trật tự lành mạnh.
Nhưng để đạt được mục đích đó, trước tiên chúng ta phải xây dựng một thị trường vừa tuân theo quy luật vận hành của cơ chế thị trường vừa tuân theo thể chế chính trị trong thời kỳ quá độ; xây dựng những hành lang pháp lý để quyền sử dụng đất có thể trở thành hàng hóa thực sự, có thể mua bán dễ dàng. Nhà nước phải có vai trò là chủ cung - cầu, điều tiết giá cả, thuế trong mua bán nhà đất.
Phát triển và quản lý chặt chẽ những dự án lớn về chiến lược phát triển nhà ở, tránh để các công ty sang tay, bán lại nhiều lần. Hướng lúc đầu quản lý chặt, sau buông lỏng dần theo cơ chế thị trường có sự quản lý, tác động của Nhà nước khi thật cần thiết. Phải tham mưu, tư vấn định giá đất, đền bù đất (các Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp với chuyên gia bất động sản); công bố công khai tất cả các quy hoạch và kế hoạch đất đai; quản lý chặt chẽ quỹ đất, phân phối đất một cách hợp lý, có hiệu quả.
Cần xây dựng những quy định pháp luật về đăng ký thế chấp BĐS và thành lập cơ quan nhận đăng ký tài sản thế chấp, bởi trong thời gian qua, rủi ro thường xảy ra đối với cơ quan tín dụng nhận thế chấp BĐS. Tình trạng BĐS được mang đi thế chấp nhiều lần cho nhiều cơ sở tín dụng khác nhau đã diễn ra khá phổ biến. Khi người nợ không có khả năng thanh toán thì đồng thời xuất hiện nhiều chủ nợ đến niêm phong và phát mại BĐS đó.
Nếu có TTBĐS mà không có một thể chế điều hành thì thị trường đó sẽ hoạt động tự phát, vô thức, đầu cơ tích trữ, tạo nhu cầu ảo, đẩy cơn sốt lên để thu lợi…