Quảng Bình: Đắm say lễ hội đập trống

13:50 16/02/2006

Sau lễ hội đập trống, từng đôi, từng đôi lặng lẽ nắm tay nhau, tìm lấy một khoảng riêng cho nhau để tự tình... Sẽ không có ghen tuông trong đêm này, đêm duy nhất trong năm người Ma Coong được phép ngoại tình.

Theo phong tục, người Ma Coong lấy cây Chi Cúp (loại cây này có ruột rỗng) mọc trong rừng sâu để làm tang trống. Tang trống được giữ năm này qua năm khác cho đến khi hỏng mới thay. Mặt trống mỗi năm thay một lần vào mùa lễ hội. Trong năm, khi làm thịt trâu, bà con chọn tấm da đẹp nhất treo lên gác bếp xông khói và đến lễ hội thì mới đem ra bịt trống. Người Ma Coong không bịt trống như người dưới xuôi mà dùng sợi mây rừng xâu chéo với nhau, rồi dùng những nêm tre nêm chặt kéo cho mặt trống căng ra. Chiếc trống có hình thù kỳ quái như một quả cầu gai...

Trời càng về chiều càng lạnh, cái lạnh của núi rừng buốt giá cũng không thể ngăn nổi bước chân của những thanh niên nam nữ, của đàn ông, đàn bà ở các bản trong xã đổ về bản Cà Roòng, trung tâm xã Thượng Trạch để tham gia lễ hội. Ở  các bản xa như A Ky, Cồn Roàng, Cờ Đỏ và cả đồng bào Ma Coong ở bên nước bạn Lào phải đi từ rất sớm để về tham gia lễ hội cho kịp. Đúng 7h tối, trống được treo lên và lễ hội bắt đầu. Già làng Đinh Von bắt đầu bày lễ vật và hương án để cúng lễ, cầu mong cho người Ma Coong được mùa, được cái ăn, sinh sôi như cây trên rừng, dẻo dai như suối trước bản.

Đêm của men say tình ái

Sau vài lượt khấn, già làng Đinh Von phát lệnh và lễ hội đập trống bắt đầu. Dân bản ai cũng ùa vào tham gia đập trống, trên mặt trống là hàng trăm cái dùi mây liên tục đập, hết người này đến người khác, ai cũng muốn mình đập được nhiều dùi nhất lên mặt trống. Mọi người vừa đập trống vừa vui vẻ hô lớn: "Roa lữ Giàng ơi!" (Sướng quá, vui quá, trời ơi!). Tiếng hét, tiếng trống tùng, tùng cùng say trong men rượu cần, như kích động lòng người hút vào cuộc chơi. Cứ thế, tiếng trống âm vang, cả núi rừng âm vang với người Ma Coong, mọi thứ hòa quyện vào nỗi đam mê của người Ma Coong... cho đến khi mặt trống vỡ toang.

Rồi bỗng yên lặng, rồi từng đôi, từng đôi lặng lẽ nắm tay nhau, tìm lấy một khoảng riêng cho nhau để tự tình... Sẽ không có ghen tuông trong đêm này, đêm duy nhất trong năm người Ma Coong được phép ngoại tình. Sau đó, ai lại về nhà nấy, với vợ, với chồng, lại lên nương, xuống suối tiếp tục cuộc sống mưu sinh hàng ngày. Những người trẻ tuổi, sau đêm tự tình thấy hợp nhau thì cùng nhau hẹn ước, chọn ngày về sống với nhau trọn đời...

Bên bếp lửa bập bùng cháy, tôi ngồi cạnh già làng Đinh Von, già kể: "Lễ hội đập trống có từ rất lâu, rất lâu rồi, từ khi người Ma Coong có trên đất này. Nhưng đầu tiên cái trống không phải của người Ma Coong mà của con khỉ. Mặc dù người Ma Coong làm lụng vất vả nhưng khi lúa chín thì khỉ lại lấy trống ra đánh và theo tiếng trống lúa cứ về hết nhà khỉ. Người Ma Coong rất lo và tìm cách lấy cho được cái trống của khỉ và tổ chức lễ hội đập trống vào mùa xuân, khi cây lúa trên nương, cây bắp trên rẫy đã chín, vừa để gọi lúa về, vừa cầu cho mưa thuận gió hòa để mùa sau lại được mùa.

Truyền thuyết là vậy, còn khi tổ chức lễ hội cũng là lúc trai gái, đàn ông, đàn bà gặp nhau... Người Ma Coong quan niệm rằng, nếu năm nào đập trống vỡ nhanh thì năm đó nhất định sẽ được mùa to nhưng không được lấy cây nhọn đâm cho thủng trống mà phải lấy những thân mây làm dùi để đập trống".

Trước khi diễn ra lễ hội đập trống, người Ma Coong có lễ thả lưới. Người Ma Coong có một khúc sông cấm ở bản Bụt. Mỗi năm một lần chỉ có già làng mới được phép thả lưới đánh bắt cá ở khúc sông cấm đó. Cá đánh được sẽ làm đồ cúng lễ và cả dân bản cùng ăn. Người Ma Coong còn có lễ hội đâm trâu được tổ chức 7 năm một lần sau lễ hội đập trống 15 ngày

Phan Phương

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文