Quảng Bình: Người dân chủ quan khi lũ đến

11:02 19/10/2011
Trong những ngày qua về địa phương huyện Lệ Thuỷ, Quảng Bình, tâm điểm của vùng lũ ở tỉnh này, chúng tôi đều nhận được phản ánh từ người dân và lãnh đạo chính quyền địa phương: Lũ lên nhanh, bất ngờ nên trở tay không kịp.

Lúc 11h sáng 16/10, mặt quốc lộ 1A cách mép nước vẫn còn gần 1m, dù mưa lớn nhưng nhà của hầu hết các hộ dân trong huyện vẫn chưa hề ngập lụt. Nhưng đến 16h cùng ngày nhiều đoạn đường quốc lộ 1A đã bị nước lũ nhấn chìm và hơn 44 ngàn ngôi nhà ở 2 huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh đã bị ngập từ 0,5 đến gần 2m.

Lũ lên quá nhanh nên hàng ngàn hộ dân ở huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh  đành nhìn nhiều đồ dùng sinh hoạt ngâm trong nước lũ. Vụ hè thu vừa qua là vụ lúa được coi có năng suất cao nhất của 2 huyện lúa Lệ Thuỷ và Quảng Ninh trong nhiều năm qua, nhưng nay bà con đang phải vật lộn vì lúa đã thu hoạch đang bị nước lũ nhấn chìm.

Sáng 16/10, trao đổi qua điện thoại với phóng viên Báo CAND, một lãnh đạo chủ chốt huyện Lệ Thuỷ vẫn khẳng định: “Lệ Thuỷ có mưa là có ngập nhưng lũ lụt thì chắc không xảy ra” nhưng đến 14h cùng ngày, cũng chính lãnh đạo ấy đã điện báo cho phóng viên Báo CAND: “Lệ Thuỷ lụt to ngập hàng ngàn nhà dân rồi”.

Ngay trong sáng 17/10, Tỉnh uỷ Quảng Bình vẫn tiến hành hội nghị “Quy hoạch, quản lý, luân chuyển cán bộ lãnh đạo tỉnh” tập trung tất cả lãnh đạo chủ chốt của tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Còn ngoài kia lũ đã làm ngập hơn 40 ngàn hộ dân ở huyện Lệ Thuỷ và Quảng Ninh. Phải thẳng thắn thừa nhận, lũ lụt gây thiệt hại lớn tài sản trong đợt mưa lũ này có một phần là do cả chính quyền và người dân đều chủ quan. Càng mưa lớn ở hạ lưu thì nước từ thượng nguồn đổ về đã gây lụt diễn biến hết sức bất ngờ.

Bên cạnh đó, sở dĩ lũ ở Lệ Thuỷ, Quảng Ninh năm nay lên to, diễn biến rất nhanh là do 3 công trình đại thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đều đồng loạt xả lũ; đó là đập An Mã, hồ thuỷ lợi Rào Đá, hồ Cẩm Ly. Do mưa lớn, nước đầu nguồn đổ về nhiều, để bảo vệ công trình hồ, đập, các ban quản lý các hồ, đập trên đã đồng loạt cho xả lũ. Nước xả từ các hồ, đập cộng với mưa lớn ở hạ lưu đã nhấn chìm huyện Lệ Thuỷ, Quảng Ninh trong biển nước

Sông Lam

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

Quá trình ông N.V.C. đốt lửa lấy mật ong rừng, ngọn lửa nhanh chóng cháy lan sang các bụi cây rậm dẫn đến cháy rừng. Vụ cháy rừng khiến ông C. bị bỏng nặng và người này được lực lượng chữa cháy cõng ra khỏi rừng để đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Công an quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội cho biết, qua xác minh, chưa có cơ sở xác định người phụ nữ bán hàng rong trên phố cổ “chặt chém” du khách nước ngoài với việc bán 3 quả dứa giá 500.000 đồng (như mạng xã hội và báo chí phản ánh mấy ngày qua), tuy nhiên, cơ quan chức năng cũng đã lập biên bản xử phạt hành chính 150 nghìn đồng đối với người này về hành vi bán hàng rong không đúng quy định. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文