“Quặng tặc” náo động một vùng xứ Nghệ

19:52 02/08/2008
Với số lượng hàng ngàn người từ khắp các tỉnh miền Bắc như: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Thanh Hoá.. cùng với người dân bản địa ồ ạt kéo đến khai thác trong một thời gian dài, 9 xã và thị trấn của huyện Quỳ Hợp - Nghệ An đã bị cày xới và trở nên tan hoang, xơ xác bởi nạn "quặng tặc". Có mặt tại huyện miền núi Quỳ Hợp vào những ngày tháng 7 bỏng rát bởi nắng nóng và gió Lào, chúng tôi không tin nổi trước những gì đang hiện ra trước mắt.
>> "Khoáng tặc" lộng hành rừng Pô Kô

Mỗi tháng thất thoát khoảng 150 tỷ đồng

10h sáng 31/7, có mặt tại Thung Hôn (xã Châu Cường, Quỳ Hợp), chúng tôi bắt gặp cảnh tan hoang thảm hại của một địa điểm khai thác khoáng sản trái phép vừa bị đình chỉ.

Những ngọn núi cao ngất ngưởng đã bị phạt ngọn, khoét sâu hơn một nửa bỏ lại ngổn ngang những hố sâu phơi mình đất đỏ như máu ứa. Có cảm tưởng chỉ  cần một trận mưa lớn thì quả núi này sẽ đổ ập xuống. Hàng chục chiếc hang nhỏ chỉ vừa đủ một người chui lọt há miệng như trêu ngươi. Ngay trước cửa hang, gần một chục bao tải chứa đầy đất pha quặng vừa moi ra, chưa kịp chuyển đi nằm ngổn ngang.

"Có những hang sâu tới 20 - 30 mét và phía trong bị khoét rộng đủ chỗ cho hàng chục người cùng có mặt", một chiến sỹ Cảnh sát cơ động làm nhiệm vụ chốt chặn tại đây cho chúng tôi biết.

Thấy bóng dáng của lực lượng Công an và phóng viên xuất hiện, hàng chục người nhặt khoáng sản rơi vãi ở đây bỏ chạy tán loạn. Khu vực này ít ngày trước đó do một công ty đứng ra khai thác, nay vừa bị đình chỉ. Tuy nhiên tranh thủ những phút vắng bóng lực lượng Công an, một số người dân địa phương đã lẻn vào đây tiếp tục nhặt quặng rơi vãi.

"Mỗi ngày chỉ cần nhặt được 2kg quặng thiếc là bán được hơn 300 ngàn đấy các chú ạ", một người dân vừa moi đất ngẩng lên cho chúng tôi biết. Đẩy đuổi những người khai thác quặng "lộ thiên" thì dễ, nhưng để truy tìm được những đối tượng đang chui sâu vào hàng chục chiếc hang ngoằn ngoèo như hang rắn, chẳng chịt từ bên này quả núi sang tận bên kia thì khó vô cùng.

Được biết Thung Hôn chỉ là một trong những điểm khai thác trái phép có quy mô nhỏ, còn rất nhiều điểm khai thác trái phép khác phải đi xa mất gần một ngày đường.  Để vào được những điểm đó chỉ có thể đi bộ hoặc đi ngựa.

Trên địa bàn huyện Quỳ Hợp, việc khai thác khoáng sản trái phép diễn ra tại 9 xã và thị trấn gồm: Liên Hợp, Châu Tiến, Châu Hồng, Châu Cường, Châu Quang, Châu Thành, Châu Lộc, Thọ Hợp và thị trấn Quỳ Hợp. Điểm nóng nhất là tại các xã Châu Tiến, Châu Thành, Châu Hồng và Châu Cường.

Riêng tại xã Châu Hồng có nhiều điểm khai thác, nhất là lúc cao điểm tập trung khoảng 1.000 người. Những điểm bị đào xới nhiều nhất vẫn là: Suối Bắc, Suối Mai, Thung Bốn, Thung Lùn, Thung Hôn, Hồ Châu Cường...

Việc khai thác khoáng sản trái phép tại đây diễn ra từ năm 2004 đến nay. Theo ước tính thì mỗi ngày số lượng khoáng sản bị khai thác trái phép  ước tính lên đến 5 tỷ đồng. Đấy là mới tính theo giá quặng thô bán tại chỗ cho các đầu nậu thu mua tại chỗ. Và như vậy mỗi tháng Nhà nước thất thu từ nạn "quặng tặc" khoảng 150 tỷ đồng.

Nhận diện những đối tượng "quặng tặc"

Có mặt tại "điểm nóng" này, chúng tôi được biết: Quỳ Hợp là vùng đất giàu khoáng sản, nhất là quặng thiếc và đá trắng. Đặc biệt thời điểm từ năm 2004 đến nay khi quặng thiếc bắt đầu có giá trị cao thì việc khai thác quặng trái phép đã bùng phát.

Thống kê đến 30/6/2008, trên địa bàn Quỳ Hợp có 52 doanh nghiệp, tổ hợp được cấp phép khai thác, chế biến khoáng sản (trong đó có 9 đơn vị khai thác quặng thiếc, 43 doanh nghiệp khai thác đá gồm đá trắng và đá xây dựng).

Tuy nhiên trên thực tế đã có 192 doanh nghiệp, tổ hợp khai thác khoáng sản từ khắp nơi kéo đến hoạt động. Như vậy số lượng doanh nghiệp, tổ hợp khai thác trái phép đã lên đến 140 đơn vị.

Điều đáng chú ý là không chỉ những đơn vị khai thác không phép mà kể cả nhiều đơn vị được cấp phép khai thác cũng có những vi phạm. Theo giá bán ở thời điểm hiện tại 1 tấn thiếc có giá 180 triệu. Như vậy chỉ cần moi được 1 cân thiếc cũng có giá gần tới 200 ngàn.

Mờ mắt trước lợi nhuận, doanh nghiệp, tổ hợp khai thác quặng mọc lên như nấm. Thậm chí có những tổ hợp chỉ dăm ba người góp vốn hùn hạp vài ba trăm triệu với nhau, thế là nhảy vào khai thác. Các đối tượng này đã huy động đủ các loại máy móc, thiết bị và phương tiện chuyên dụng để tìm khoáng sản cùng với hàng ngàn người lao động làm thuê để ngày đêm đào bới.

Săn tìm quặng, nhưng các doanh nghiệp, tổ hợp này cũng không tha cho đá trắng - một loại đá hiện có giá trị cao trên thị trường. Và câu chuyện về nạn khai thác đá trắng bừa bãi với hàng chục xưởng, bãi ngổn ngang hai bên đường, chúng tôi sẽ đề cập trong một dịp khác.

Tội của "quặng tặc" thì nhiều không kể xiết. Nào là tình trạng tranh chấp đất mỏ, diện tích khai thác, mâu thuẫn với người địa phương, tình trạng ép giá thị trường mua bán khoáng sản… rồi đến việc sử dụng các loại hoá chất trong quá trình khác thác bừa bãi đã gây ô nhiễm trầm trọng cho nguồn nước sinh hoạt của hàng ngàn người dân trong khu vực. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi xuất hiện nạn khai thác khoáng sản trái phép, tất cả các con suối trong khu vực đều bị nhuốm màu đỏ quạch.

Người dân địa phương cho chúng tôi biết: họ không thể dùng nước suối để phục vụ sinh hoạt thường ngày. Bên cạnh đó với hàng trăm lượt xe ngày đêm được huy động để vận chuyển một khối lượng lớn khoáng sản khai thác trái phép, trong đó có những xe lên đến hơn 100 tấn đã làm hệ thống giao thông bị tàn phá nặng nề.

Tình trạng sử dụng chất nổ bừa bãi của các doanh nghiệp, tổ hợp khai thác trái phép đã làm ảnh hưởng lớn đến môi trường. Điều hết sức đáng chú ý là từ trước tới nay đã có tới 17 đoàn kiểm tra, trong đó có cả những đoàn kiểm tra liên ngành có mặt tại đây vẫn không giải quyết triệt để được thực trạng này.

Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở Quỳ Hợp không những đang ngày đêm làm chảy máu nguồn tài nguyên mà còn gây bức xúc làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Bên cạnh đó còn làm tình hình ANTT, môi trường của huyện miền núi này phải gánh chịu nhiều bất ổn.

(Còn nữa)

Xuân Luận - Hữu Huỳnh

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文