Rừng phòng hộ biến thành trang trại tư nhân

13:02 24/12/2011
Gần 10ha rừng phòng hộ thuộc địa bàn hai thôn Thanh Lộc và Tân An, xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc bị phá hoại bởi một DNTN. Không chỉ có vậy, DN này còn cho máy móc xẻ núi làm đường, xây hàng rào bê tông, chăn nuôi động vật hoang dã gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói là những sai phạm trên bị phát hiện từ năm 2007, nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm làm người dân hết sức bất bình.

Ngày 20/12/2011, khi chúng tôi có mặt tại khu vực rừng phòng hộ Đá Bia thuộc xã Ngọc Thanh để tìm hiểu thông tin, đã bị lực lượng bảo vệ của Doanh nghiệp Duy Thông ngăn cản, thách thức dù lúc đó có 2 đồng chí Công an xã Ngọc Thanh đi cùng. Phải nhờ đến một cuộc điện thoại cho cơ quan chức năng, chúng tôi mới có thể tiếp tục tác nghiệp.

Cuối năm 2006, ông Dương Văn Trần, Giám đốc Doanh nghiệp Duy Thông trụ sở tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên có đứng ra làm tờ trình và được các cơ quan chức năng cho phép thực hiện dự án: “Nông, lâm kết hợp chăn nuôi sinh sản động vật hoang dã thông thường có nguồn gốc hợp pháp”.

Cũng trong năm 2006, doanh nghiệp này có Văn bản số 16/CV-HC “Xin cho phép xây dựng hàng rào và chăn nuôi thú” tại khoảnh 1 khu Đá Bia gửi Hạt Kiểm lâm thị xã Phúc Yên và UBND xã Ngọc Thanh, xin khoanh nuôi 86,7ha và xây tường rào 116,9ha với chiều cao 2m. Việc làm này rõ ràng có ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên và liên quan đến việc phá rừng phòng hộ, nên UBND xã Ngọc Thanh và Hạt Kiểm lâm thị xã Phúc Yên đã không chấp thuận.

Ảnh 1: Nhiều khu rừng phòng hộ tại xã Ngọc Thanh bị tàn phá nghiêm trọng.

Mặc dù vậy năm 2007, Doanh nghiệp Duy Thông vẫn tiến hành cho máy móc mở đường, san ủi hơn 6ha, xây dựng hàng rào, đóng cọc, quây lưới bảo vệ. Kết quả là nhiều diện tích rừng phòng hộ biến mất, thay vào đó là một con đường lớn. Không chỉ có vậy, theo tố cáo của người dân, việc chăn nuôi động vật hoang dã của doanh nghiệp này đã gây ô nhiễm đến nguồn nước sinh hoạt của người dân trong xã, nhiều giếng nước của bà con nhân dân có hiện tượng nổi váng từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động.

Nhân dân sống tại địa bàn hai thôn Thanh Lộc và Tân An rất bất bình với những hành vi sai trái của Doanh nghiệp Duy Thông, đã nhiều lần gửi đơn lên các cơ quan có thẩm quyền nhưng đến nay những sai phạm của doanh nghiệp này vẫn chưa bị xử lý.

Ông Phó Ngọc Long, Chủ tịch UBND xã Ngọc Thanh cho biết: “Tính đến ngày 24/11/2011, diện tích rừng bị phá mà chúng tôi kiểm tra được là 6,513ha, cộng với diện tích bị phá trước đó vào tháng 1/2010 là hơn 3ha”. Như vậy tổng diện tích rừng phòng hộ mà Doanh nghiệp Duy Thông đã phá từ năm 2007 đến nay là gần 10ha. Cũng theo ông Long, chính quyền xã đã nhiều lần mời ông Dương Văn Trần đến UBND xã làm việc về vấn đề trên nhưng giám đốc này không chấp hành, trái lại còn ngang nhiên đốt rừng nhiều lần, gần đây nhất là vụ đốt rừng ngày 22/11/2011, xóa sổ 2,5ha rừng thuộc khoảnh 1, Đại Lộc.

Ông Nguyễn Tiến Thông, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thị xã Phúc Yên khi được hỏi về việc này thì nói: “Chúng tôi chưa có bằng chứng rõ ràng về việc doanh nghiệp Duy Thông phá rừng”!?

Ảnh 2: Việc chăn nuôi lợn rừng gây ô nhiễm suối nước đầu nguồn và nguồn nước sinh hoạt của người dân trong khu vực.

Trong Văn bản số 26/KLPY-BC ngày 24/11/2011 của Hạt Kiểm lâm thị xã Phúc Yên báo cáo lên Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc và UBND thị xã Phúc Yên về việc “tình hình chặt phá rừng, san ủi đất rừng” có ghi: “khu vực chặt cây rừng có diện tích khoảng 2,5ha… tại hiện trường có hiện tượng chặt, phát luỗng thực bì, nứa sặt dưới tán cây rừng tự nhiên, không chặt cây gỗ to”.

Số diện tích rừng bị chặt được thống kê trong báo cáo này là 2,5ha đã không khớp với số liệu mà UBND xã Ngọc Thanh cung cấp cho phóng viên là 6,513ha. Và thực tế tại hiện trường, theo quan sát của chúng tôi, nhiều cây có đường kính gốc từ 15cm đã bị đốn hạ.

Về phía UBND thị xã Phúc Yên, được biết Chủ tịch UBND thị xã đã có công văn giao cho Công an thị xã Phúc Yên phải tiến hành kiểm tra, thẩm định mức độ thiệt hại của khu vực rừng phòng hộ xã Ngọc Thanh mà Doanh nghiệp Duy Thông đã phá, và báo cáo lên UBND thị xã trong tháng 12/2011. Các cấp có thẩm quyền ở thị xã Phúc Yên và tỉnh Vĩnh Phúc cần nhanh chóng có biện pháp xử lý, đảm bảo môi trường sống cho người dân cũng như khu vực rừng phòng hộ quốc gia

Huyền Sim

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文