Bài toán bảo vệ thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam:

Sâm Ngọc Linh chưa kịp nổi tiếng đã bị hàng giả phá hoại

00:54 07/07/2013
Một loại củ nhìn rất giống sâm Ngọc Linh được mang đến chôn xuống đất Kom Tum. Sau khi chôn cho dính đất, nguồn sâm giả này được đem đi tiêu thụ khắp cả nước.

Sâm Ngọc Linh được xem như loài thuốc quý hiếm có nguồn gốc ở vùng núi cao phía Bắc Tây Nguyên được tìm thấy ban đầu tại miền Trung Trung Bộ Việt Nam, mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc tỉnh Kon Tum và huyện Trà My tỉnh Quảng Nam...

Sâm Ngọc Linh cũng là loại nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới, hợp chất hóa học đa dạng và tác dụng thực tiễn đối với sức khỏe của con người nên giá trị sâm Ngọc Linh rất quý. Tuy nhiên do sâm tự nhiên không còn tìm thấy nữa nên các doanh nghiệp, chính quyền địa phương vùng đất có nguồn gốc sâm tự nhiên hình thành và phát triển đã tìm cách gây dựng lại giống sâm quý này. Nhưng đáng thương cho họ là bao nhiêu tiền của, công sức đổ ra chưa thu lại được thì đã bị hàng giả phá hoại...

Do nhu cầu người tiêu dùng, giá sâm Ngọc Linh có lúc đẩy lên hàng trăm triệu đồng/kg nhưng quả thật không tìm đâu ra. Trong khi đó, hiện ở Kon Tum chỉ có 2 doanh nghiệp trồng sâm Ngọc Linh nhưng chưa đến thời điểm thu hoạch.

Nắm được thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng, để biến các loại củ khác thành sâm Ngọc Linh, một số thương lái phía Bắc đưa loại củ rất giống sâm Ngọc Linh trồng ở Trung Quốc vào Kon Tum chôn xuống đất rồi sau đó nhổ lên đi bán. Sau khi chôn cho dính đất Kon Tum, nguồn sâm giả thương hiệu sâm Ngọc Linh này được đưa đi tiêu thụ khắp cả nước.

Để lừa mọi người, các đối tượng kinh doanh còn thuê người dân tộc thiểu số địa phương mang loại giả sâm Ngọc Linh đi bán với nhiều kiểu giải thích khác nhau về nguồn gốc sâm này. Có người bảo mùa mưa sạt lở núi Ngọc Linh nên lộ ra nhiều củ sâm được người dân địa phương nhặt được. Có người bảo sâm do đồng bào dân tộc thiểu số vừa kiếm được ở rừng núi Ngọc Linh còn sót lại. Lúc đầu giá mỗi kilogam củ tươi được bán giá 50 triệu đồng, nhưng sau đó 5-10 triệu đồng/kg các thương lái vẫn bán.

Khi ở Kon Tum bị lộ mặt sâm giả, các đối tượng lại chuyển rộng ra Gia Lai, các tỉnh lân cận và cả TP HCM. Các “chiêu” người đẹp, người thân quen với “sếp” cũng được tung ra hết để đi tiếp thị bán sâm. Các cô gái không phải đi phô diễn bán sâm thông thường mà họ chủ yếu đi tìm người có tiền, dạng các đại gia hay sử dụng sâm để biếu, làm quà cáp... để giới thiệu chia lại bớt sâm.

Mãi sau này khi điều tra các vụ trộm sâm trồng, Công an tỉnh Kon Tum mới phát hiện ra một đường dây tiêu thụ sâm giả Ngọc Linh liên tỉnh và từ đó nhiều người mới biết và cảnh giác. Theo khai nhận của các đối tượng thì nguồn củ giả sâm Ngọc Linh này được chuyển từ Trung Quốc, vượt biên giới phía Bắc vào Kon Tum để “biến” thành thương hiệu sâm Ngọc Linh rồi đem đi tiêu thụ.

Theo các chuyên gia khoa học tìm hiểu về sâm Ngọc Linh đã phát hiện ra có nhiều loại củ giả sâm Ngọc Linh rất giống nhau được bày bán lâu nay như loại cùng chi Panax (chi nhân sâm), rất giống với sâm Ngọc Linh;  loại sâm Vũ Diệp và tam thất hoang; loài thuộc họ Araceae (họ ráy) có thể gây nóng bỏng miệng sau khi sử dụng.

Theo ông Trần Hoàn - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum, vấn nạn sâm giả thương hiệu Ngọc Linh này được tuồn từ phía Bắc vào Tây Nguyên sau đó bày bán khắp nơi đang ngày một giết chết thương hiệu sâm Ngọc Linh. Điều này khiến doanh nghiệp không dám đưa sâm thật của mình vào kinh doanh vì sợ bị làm giả như các loại rau quả Đà Lạt...

Ngọc Như

Ngày 27/4, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã triệt phá đường dây tội phạm có tổ chức, hoạt động “Rửa tiền", "Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”; khởi tố bị can và bắt tạm giam 13 đối tượng. Kết quả điều tra xác định, các đối tượng đã trực tiếp hoặc thuê người thành lập hơn 250 công ty ma nhằm mở tài khoản công ty phục vụ hoạt động phạm tội, với tổng giao dịch hàng chục ngàn tỷ đồng…

Sau thời gian theo dõi, ngày 12/4/2024, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang nhóm đối tượng do Tăng Khải Văn (sinh năm 1988, trú tại quận 10) cầm đầu đang tổ chức đánh bạc qua mạng, dưới hình thức cá độ bóng đá.

Nguồn tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Nha Trang (Khánh Hòa) chiều nay (27/4) cho biết, trong hành trình truy bắt 3 đối tượng người nước ngoài gây án cướp tài sản có tổng trị giá gần 700 triệu đồng, các trinh sát hình sự phát hiện còn có 1 đối tượng đồng phạm khác cũng là người nước ngoài, nên đang khẩn trương truy lùng.

Quá trình kiểm tra, đối tượng khai nhận đang cất giấu trong người 1 khẩu súng ngắn, trong súng có chứa 4 viên đạn  với mục đích mua về để sử dụng phòng thân và hiện đang cất giấu ma tuý đá, heroin, hồng phiến tại chỗ ở của hai vợ chồng.   

Chiều 27/4, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị cho biết, qua triển khai các biện pháp nghiệp vụ, đơn vị phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Lào vào Việt Nam theo đường mòn, lối mở trái phép trên tuyến biên giới huyện Hướng Hóa, nên xây dựng phương án đấu tranh, bắt giữ.  

Sau nhiều tháng trì hoãn, Hạ viện Mỹ đã phê duyệt khoản hỗ trợ quân sự trị giá gần 61 tỉ USD cho Ukraine. Ngay sau đó, Vương quốc Anh và nhiều nước châu Âu đồng loạt lên tiếng “hỗ trợ quân sự tối đa cho Ukraine” nhằm giúp nước này phòng thủ trước Nga. Giới chuyên gia đặt câu hỏi: Liệu 61 tỉ USD có đủ cho Ukraine không?

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ kết hợp với nguồn tin từ người dân cung cấp, lực lượng Công an đã khẩn trương truy bắt nhanh gọn 3 người nước ngoài đã đột nhập cửa hàng kinh doanh điện thoại ở phố biển Nha Trang (Khánh Hòa) để cướp tài sản.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文