“Săn” mật ong rừng

08:04 22/02/2020
Ở Quảng Trị, không ít nơi người dân theo nghề “săn” mật ong rừng. Nghề này cũng đã giúp cho nhiều gia đình có nguồn thu nhập cao, song phải đối mặt với không ít hiểm nguy. Một ngày trung tuần tháng 2-2020, chúng tôi có dịp theo chân những người dân ở thôn Thiện Chánh, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ đi tìm mật ong rừng… 


5h sáng, đoàn gồm 5 người, với dụng cụ đầy đủ, đi về rừng Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh. Sau gần 3 giờ đồng hồ bằng xe máy vượt đèo dốc, chúng tôi đến rừng Khe Kỷ giáp với tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, để đến được điểm có ong làm tổ, còn phải vượt con dốc dựng đứng.

Anh Nguyễn Văn Thanh (SN 1983), một “thợ săn” mật ong có kinh nghiệm cho biết, đã có không ít người leo dốc này bị ngã xuống suối gãy tay, chân; gãy xương sống lưng, liệt nửa người. 

Rừng nguyên sinh Khe Kỷ với nhiều loại hoa dại. Theo anh Thanh, loài ong rất chú trọng nơi làm tổ, thường nơi vừa hiểm trở, ít người có thể qua lại, khí hậu vừa ôn hòa, có nguồn nước xung quanh. Khe Kỷ là nơi rất lý tưởng với chúng, bởi ở đây chúng dễ dàng lấy được mật từ rất nhiều loài hoa…

Đoàn của anh Nguyễn Văn Thanh đi “săn” mật ong rừng.

Lội rừng đến tầm xế trưa, đoàn phát hiện một tổ ong lớn vắt vẻo trên cành cây cao. Sau khi chụp chiếc mũ mắt lưới bảo hộ kín từ đầu đến hết phần cổ, cùng với một cây rựa và bó đuốc được kết bằng vải ở giữa, lá tràm tươi cuộn tròn xung quanh dùng để hun khói, anh Thanh thoăn thoắt leo lên cây. Anh hun khói vào tổ ong chừng 2 phút để đám ong thợ bay tản ra, rồi dùng cây rựa cắt cho tổ ong rơi xuống.

Những người ở dưới hứng tổ ong bằng tấm nilon to. Mật ong lấy được tiếp tục cho vào túi bóng rồi cột chặt đầu miệng, bỏ vào ba lô. Thấy vẫn còn phần nhỏ chiếc tổ ong trên cành, tôi hỏi những người “thợ săn” mật ong sao không lấy chúng? thì được trả lời là để cho ong tiếp tục xây tổ trở lại. Và, thời gian sau, họ tiếp tục đến lấy mật...

Sau một ngày lội rừng, anh Thanh và các thành viên trong đoàn tìm và lấy được 2 tổ ong. Sẩm tối, đoàn mới về đến thôn Thiện Chánh, tập trung tại nhà của anh Lê Thành Huy (SN 1993), để vắt mật vào chai, được tổng cộng 6 lít mật. Những người từ Đông Hà lên mua mật ong cũng đã chờ sẵn ở nhà. Mật được bán với giá mỗi lít 550 nghìn đồng, tính ra mỗi người trong đoàn được chia 660 nghìn đồng.

Anh Nguyễn Trọng Nho, từng làm trưởng thôn Thiện Chánh, cho hay, Thiện Chánh có trên 200 hộ dân, với gần 1000 nhân khẩu, chủ yếu sản xuất nông-lâm nghiệp. Việc “săn” mật ong chỉ là nghề phụ, hằng năm chỉ mùa Xuân cho đến cuối Hạ mới có mật ong, song đây cũng là nguồn thu nhập đáng kể của bà con.

Đơn cử, vào những ngày tạm nghỉ học do dịch bệnh COVID-19, các em học sinh trung học ở thôn cũng tranh thủ thời gian đi lấy mật ong rừng, coi như vừa phòng tránh dịch bệnh hiệu quả, vừa có tiền để đầu tư thêm cho việc học. “Tuy nhiên, chúng tôi cũng dặn dò và quán triệt người lớn, việc các cháu hoặc bất kỳ người dân nào trong thôn đi tìm ong lấy mật cũng phải thật sự được an toàn, bởi vì nghề này luôn tiềm ẩn không ít rủi ro”, ông Nho bày tỏ.  

Thanh Bình

Ra đường với cái đầu “nóng”, khi xảy ra va chạm giao thông, nhiều người không cần biết đúng sai, nhẹ thì chửi bới, nặng thì lao vào ẩu đả, hung hăng xuống tay đánh đập dã man người khác. Chỉ một phút côn đồ mà vướng vòng lao lý, để lại vết nhơ cả cuộc đời…

Sau hai ngày TAND tỉnh Thái Bình mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử hai cựu Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân cùng đồng phạm, chiều 8/1, đại diện Viện KSND tỉnh Thái Bình thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã luận tội và đề nghị hình phạt đối với các bị cáo.

Ngày 8/1, Đảng bộ Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Khánh Hòa tổ chức Đại hội lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025-2030. Đây là đơn vị được Tỉnh ủy và Đảng bộ Công an tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo tổ chức đại hội điểm, nhiệm kỳ 2025-2030. 

Đường dây mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng này đã thành lập trên 80 công ty nhưng không tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh thực tế nào mà chỉ để thực hiện hành vi bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng khống trị giá hơn 10 nghìn tỷ đồng…

Thứ trưởng Phạm Thế Tùng yêu cầu, Cục Kỹ thuật nghiệp vụ cần tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết về Chiến lược phát triển lực lượng kỹ thuật nghiệp vụ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2045, bảo đảm mục tiêu đưa lực lượng Kỹ thuật nghiệp vụ tiến thẳng lên hiện đại vào năm 2025…

Từ ngày 9/1, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét; vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại; nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 10-13 độ C, vùng núi Bắc Bộ 6-9 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 5 độ C...

Chiều 8/1, tại Công an tỉnh Sóc Trăng, Cục Tổ chức cán bộ (Bộ Công an) tổ chức lễ thông báo và công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về công tác cán bộ. Tham dự có đồng chí Hồ Thị Cẩm Đào, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Sóc Trăng.

Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư về Quy chế tuyển sinh THCS và THPT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa mới ban hành, sẽ có hiệu lực từ ngày 14/2. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, từ năm học 2025-2026, các trường THCS phải xét tuyển học sinh vào lớp 6, không được tổ chức thi, kể cả trường chất lượng cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文