Liên quan đến thông tư quy định Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư:

Số định danh cá nhân sẽ gắn với một đời người và không lặp lại

20:45 23/03/2013
Liên quan đến Thông tư số 10/2013, ngày 22/2/ 2013 của Bộ Công an quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, gồm 12 chữ số cấp cho mỗi công dân Việt Nam, gắn người đó từ khi sinh ra đến hết đời và không lặp lại ở người khác. Sau khi đăng tải, Báo CAND đã nhận được ý kiến của nhiều bạn đọc đề nghị làm rõ hơn vấn đề này. Phóng viên Báo CAND đã trao đổi vấn đề này với Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục Cảnh sát đăng ký quản lý cư trú và dữ liệu Quốc gia về dân cư (Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự an toàn xã hội, Bộ Công an)

Đề nghị đồng chí nói rõ hơn quy định “Số định danh cá nhân” trong Thông tư số 10/2013 của Bộ Công an?

Cục trưởng Vũ Xuân Dung: Hiện nay, chứng minh nhân dân được sử dụng phổ biến trong các giao dịch, đi lại của công dân. Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể công dân cũng sử dụng các loại giấy tờ như: Hộ chiếu, giấy phép lái xe, thẻ bảo hiểm y tế, thẻ bảo hiểm xã hội…

Việc cấp các loại giấy tờ trên do nhiều cơ quan nhà nước cùng thực hiện, do vậy các dữ liệu liên quan đến dân cư chưa được kết nối, chia sẻ với nhau, gây lãng phí và hạn chế hiệu lực công tác quản lý nhà nước, cũng như yêu cầu cải cách thủ tục hành chính hiện nay. Để khắc phục các vấn đề trên, ngày 18/8/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/2010/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó quy định số định danh cá nhân là một trong 22 trường thông tin cơ bản của công dân.

Ngày 22/2/2013, Bộ Công an đã ban hành Thông tư số 10/2013/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 90/2010/NĐ-CP, trong đó quy định số định danh cá nhân là dãy số tự nhiên gồm 12 chữ số, xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cấp cho mỗi công dân Việt Nam từ khi sinh ra đến khi chết, không lặp lại ở người khác, dùng để xác định dữ liệu về căn cước công dân, những dữ liệu khác về công dân, sử dụng trong các giấy tờ giao dịch, đi lại và được cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền để sử dụng trong hoạt động quản lý nhà nước. Số định danh cá nhân do Bộ Công an thống nhất quản lý trên toàn quốc.

Đại tá Vũ Xuân Dung.

Như vậy, theo quy định này, số định danh cá nhân sẽ được cấp cho tất cả công dân Việt Nam, kể cả các trường hợp dưới 14 tuổi. Việc cấp số định danh cá nhân sẽ đảm bảo quản lý thống nhất cả các trường hợp chưa đến tuổi cấp chứng minh nhân dân và khắc phục được tình trạng công dân phải đổi số chứng minh nhân dân khi thay đổi nơi đăng ký thường trú ra khỏi phạm vi cấp tỉnh như hiện nay.

Đây cũng là mã số duy nhất để công dân sử dụng suốt đời trong các giao dịch, đi lại và là cơ sở để kết nối, chia sẻ thông tin về dân cư giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, cải cách thủ tục hành chính và các giấy tờ liên quan đến công dân, từng bước xây dựng Chính phủ điện tử tại Việt Nam.

Quy định này có gì khác so với quy định “số định danh công dân” trong dự thảo Luật Hộ tịch mà Bộ Tư pháp đang triển khai, thưa đồng chí?

Cục trưởng Vũ Xuân Dung: Trong quá trình xây dựng dự thảo Luật Hộ tịch, theo đề nghị của Bộ Tư pháp, chúng tôi đã trao đổi về phương án cấp số định danh cá nhân của Bộ Công an và thông báo việc Bộ Công an đã áp dụng phương pháp cấp số định danh cá nhân đối với các trường hợp làm chứng minh nhân dân theo công nghệ mới. Do vậy, Ban soạn thảo Luật Hộ tịch đã thống nhất không đề xuất ban hành thêm số định danh công dân mà sẽ sử dụng số định danh cá nhân của Bộ Công an để cấp cho toàn bộ công dân Việt Nam và các trường hợp trẻ em mới sinh theo Luật Hộ tịch để tránh chồng chéo, gây lãng phí ngân sách nhà nước.

Vì vậy, có thể khẳng định số định danh cá nhân mà Bộ Công an đã xây dựng và đang triển khai cấp và số định danh công dân trong dự thảo Luật Hộ tịch do Bộ Tư pháp đang xây dựng là một.

Đồng chí có thể nói rõ việc triển khai quy định này sẽ được thực hiện cụ thể như thế nào? Các giấy tờ có liên quan đến mã số này được xử lý ra sao?

Cục trưởng Vũ Xuân Dung: Theo các căn cứ nêu trên thì số định danh cá nhân hết sức quan trọng và cần thiết đối với hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước cũng như trong giao dịch, đi lại của công dân. Để thuận tiện, số định danh cá nhân cần được thể hiện ngay trên giấy tờ căn cước của công dân.

Do đó, Bộ Công an đã sử dụng phương án cấp số định danh cá nhân để cấp cho các trường hợp làm chứng minh nhân dân theo công nghệ mới tại TP Hà Nội từ tháng 9/2012 và đến nay đã cấp được trên ba mươi ngàn chứng minh nhân dân theo mẫu mới cho công dân. Từ năm 2013, Bộ Công an đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép triển khai rộng dự án chứng minh nhân dân theo công nghệ mới và dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, từ đó đẩy nhanh tiến độ cấp số định danh cho công dân.

Sau khi triển khai dự án Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trên toàn quốc sẽ hoàn thành việc cấp số định danh cho toàn bộ công dân Việt Nam. Đối với các trường hợp dưới 14 tuổi, số định danh cá nhân đã được cấp cũng chính là số chứng minh nhân dân sau này, đảm bảo nguyên tắc mỗi công dân chỉ được cấp một số duy nhất, không lặp lại ở người khác.

Xin cảm ơn đồng chí!

Nguyễn Hưng (thực hiện)

Chiều 9/11, Công an TP Hồ Chí Minh cho biết đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối tượng Trần Khắc Đức (SN 1995, ngụ quận 7) về tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Bộ Y tế đang tiếp tục phối hợp các bộ, ngành có phương án khả thi, sớm trình cấp có thẩm quyền cho phép có cơ chế giải quyết, để các bệnh viện tiếp tục xây dựng, đi vào hoạt động. Bệnh viện Bạch Mai khối lượng hoàn thành hơn 90%, Bệnh viện Việt Đức hơn 60% và hiện bệnh viện này đang tái khởi động dự án.

Phim khai thác đề tài lịch sử là lãnh địa đầy tiềm năng, hấp dẫn đối với người làm phim nhưng đến nay vẫn còn bỏ ngỏ. Số lượng phim về đề tài này không nhiều. Với không ít nhà sản xuất, đầu tư làm phim về mảng đề tài này bị coi như là đầu tư mạo hiểm. Trong khi đó, khán giả tìm đến phim của nước ngoài và “thuộc” lịch sử nước ngoài qua phim.

Chơi hụi đã được pháp luật cụ thể hóa bằng những văn bản quy định chi tiết, nhưng thực tế việc chơi hụi ngày nay lại có quá nhiều biến tướng. Một số đối tượng lợi dụng việc chơi hụi để cho vay lãi nặng, lừa đảo, huy động vốn trái pháp luật… khiến nhiều hụi viên trắng tay, nợ nần chồng chất…

Với khẩu hiệu “Điện ảnh Sáng tạo - Cất cánh”, Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội (LHPQTHN) lần thứ VII được tổ chức từ ngày 7 đến 11/11 tại TP Hà Nội. Quy mô ngày càng lớn, cách thức tổ chức ngày càng chuyên nghiệp, sự kiện được hy vọng sẽ xây dựng thương hiệu LHP mang tầm quốc tế và đem đến nhiều cơ hội hợp tác cho những người làm điện ảnh trong nước.

Ngày 3/5, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng bị lấn chiếm, cho thuê mặt bằng trên diện tích hàng nghìn m2 đất tại khuôn viên Phân viện miền Nam thuộc Học Viện Thanh Thiếu niên Việt Nam ở số 261 Hoàng Hữu Nam, phường Tân Phú, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh, nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Trong khi đó, những năm qua Ban Bí thư Trung ương Đoàn (Trung ương Đoàn) đã liên tiếp chỉ đạo…  

Một số chính sách đặc thù của nhà giáo gồm: lương cơ bản, phụ cấp cao nhất và có thêm các chính sách hỗ trợ, thu hút nhân tài vào ngành giáo dục, thu hút người có tâm huyết đến công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo cấp học mầm non, nhà giáo có trình độ cao…

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã kết thúc ngày 5/11. Kết quả kiểm phiếu - dù chưa toàn phần - được công khai trên truyền thông ngày 6/11 cho thấy cựu Tổng thống Donald Trump giành chiến thắng với cách biệt khá xa, 295 phiếu đại cử tri so với 226 phiếu của Phó Tổng thống Kamala Harris.

Ngày 9/11, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Nội thông tin, vừa đánh sập website phim lậu cực lớn, với khoảng gần 50 nghìn phim có dấu hiệu xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文