Sốc khi Osin thông báo bị nhiễm HIV

10:53 04/07/2013
Chết lặng người sau khi nhận được tin nhắn ngắn ngủi của người giúp việc “Tôi bị HIV, đừng tìm tôi”, anh Nguyễn Công H. ở Mỹ Đình, Hà Nội, vội vàng lao về nhà, thì người giúp việc đã khăn gói đi từ lúc nào cùng với số tiền 7 triệu đồng mà lúc sáng sớm, trước khi đi làm anh nhờ chị ta giao lại cho mẹ vợ.

Trong tay chỉ có bản photo CMND của người giúp việc, anh nhờ người quen ở cùng xã xác minh thì đúng người này đã có tên trong danh sách bệnh nhân có HIV tại y tế xã, chồng của chị ta nghiện hút nặng, gia đình đang trong cảnh nợ nần chồng chất. Thôi thì đành ngậm đắng nuốt cay mất 7 triệu đồng, nhưng gia đình anh H. vẫn thở phào, may mà nhờ mất số tiền ấy mà sớm phát hiện ra ý đồ xấu của người giúp việc. 

Câu chuyện xảy ra với gia đình anh H., gia đình cũng không thể truy đến cùng trách nhiệm vì chỉ nhận giúp việc gia đình (GVGĐ) bằng thỏa thuận miệng, không ký kết hợp đồng lao động. Cho dù từ 1/5/2013, Bộ luật Lao động sửa đổi chính thức có hiệu lực, công nhận GVGĐ là một nghề bình đẳng với những nghề nghiệp khác trong xã hội. Tuy nhiên, những điều khoản của Luật quy định về nghề này vẫn chưa thể thực hiện do thiếu hướng dẫn cụ thể. Hơn nữa việc giám sát thực hiện Luật cũng chưa được quy định, để đảm bảo cả quyền lợi cho người GVGĐ và người sử dụng lao động. Hàng loạt câu chuyện thời sự liên quan đến người GVGĐ vẫn luôn làm nóng các trang báo điện tử, các trang mạng xã hội và là chủ đề trong những câu chuyện của nhiều gia đình ở thành phố.

Một xu hướng mới đang diễn ra đó là những gia đình có điều kiện thu nhập “khủng” đã dám chấp nhận thuê GVGĐ người Philippines, với mức lương từ 300 - 400 USD/tháng. “GVGĐ người Philippines về độ chăm chỉ, chuyên nghiệp thì khỏi phải bàn, lại có cái lợi nữa là con cái có điều kiện học tiếng Anh. Lợi cả đôi đường”, một đại gia ở Khu đô thị cao cấp Ciputra cho hay. Trong tình cảnh thất nghiệp ngày càng gia tăng, nhiều lao động dư thừa ở nhiều vùng quê của Việt Nam có khả năng gia nhập thị trường lao động GVGĐ, đã thua ngay trên sân nhà.

Mối quan hệ giữa người GVGĐ và người sử dụng lao động cần được ràng buộc bằng những quy định pháp lý. Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia về quan hệ lao động, việc Bộ luật Lao động sửa đổi công nhận GVGĐ là một nghề có nghĩa là Bộ luật Lao động đã công nhận những người làm nghề GVGĐ là những người lao động chuyên nghiệp, cung cấp dịch vụ cho xã hội, như những người lao động khác làm việc ở văn phòng hoặc nhà máy. Công nhận công việc GVGĐ, giống như mọi công việc khác, là một nghề nghiệp quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam. Đưa ra những quy định về mối quan hệ lao động giữa người GVGĐ và người thuê lao động làm cơ sở pháp lý công nhận và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người GVGĐ, cũng như người thuê lao động. Bên nào vi phạm những quy định này sẽ bị xử lý theo pháp luật.

Tuy nhiên khi trao đổi với PV Báo CAND về vấn đề này, bà Natsu Nogami, cán bộ phụ trách Luật Lao động, Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) cho rằng, việc thực thi luật sẽ gặp một số thách thức. Chẳng hạn như, có 5 điều khoản trong Bộ luật Lao động sửa đổi quy định về lao động GVGĐ (Điều 179-183). Những điều khoản này chưa cung cấp đủ những hướng dẫn cần thiết để cơ quan có thẩm quyền triển khai luật, hoặc để người thuê lao động và người GVGĐ gia đình tuân theo. Một vấn đề quan trọng là hiện không rõ các điều khoản khác trong Bộ luật Lao động (như lương tối thiểu, thời giờ làm việc và nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động, chế độ thai sản, nghiêm cấm lao động trẻ em…) có áp dụng cho lao động GVGĐ, hay chỉ 5 điều khoản nói trên là có hiệu lực với nhóm đối tượng này.

Như đã đề cập ở trên, một trong những vấn đề quan trọng là việc thiếu hướng dẫn để các cơ quan có thẩm quyền có thể thực thi Bộ luật Lao động, hoặc để người sử dụng lao động và bản thân người GVGĐ có thể tuân theo. Cần phải xây dựng Nghị định hướng dẫn  thực thi Bộ luật.

Tất nhiên chỉ có luật thôi thì chưa đủ. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và quy định pháp lý đối với công việc GVGĐ, về những trải nghiệm thực tế không dễ dàng mà nhiều lao động GVGĐ trên khắp thế giới từng trải qua như bị lạm dụng, bạo lực và bóc lột lao động; cũng như việc phần lớn người GVGĐ là phụ nữ, là những lao động dễ bị tổn thương xuất thân từ nông thôn với trình độ học vấn thấp. Bởi vậy, cần tuyên truyền và đảm bảo quyền bình đẳng và không bị phân biệt đối xử đối với nhóm lao động này.

Quan trọng hơn cả là khi trở thành một nghề thì bản thân người làm nghề GVGĐ cần phải được đào tạo và làm việc một cách chuyên nghiệp

Thu Uyên

Ngày 6/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, thực hiện Lệnh bắt tạm giam ông Trần Minh Lợi, Phó giám đốc - Phụ trách Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới Đồng Nai (60-01S) để phục vụ công tác mở rộng điều tra vụ án đưa và nhận hối lộ.

Như thông tin đã đưa, khoảng 3h sáng ngày 6/5, tại số nhà 01B/17 Kiều Đại, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá xảy ra vụ cháy nhà riêng khiến 2 người tử vong. Qua kiểm tra hiện trường, bước đầu cơ quan chức năng nhận định, Bùi Văn G đã phóng hỏa đốt nhà khiến mẹ đẻ ngủ dưới tầng 1 chết cháy, sau đó dùng dao tự sát.

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an vừa phối hợp Công an tỉnh Nam Định triệt xóa thành công nhóm đối tượng sản xuất, phát tán mã độc trên không gian mạng nhằm mục đích chiếm đoạt tài khoản cá nhân, dữ liệu người dùng trên địa bàn toàn quốc và các quốc gia trên thế giới, bắt giữ 22 đối tượng.

Hội Cựu CAND Việt Nam vạch ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm thống nhất trong toàn thể hội viên về nhận thức và hành động, phấn đấu thực hiện mục tiêu giữ gìn và phát huy bản chất tốt đẹp của CAND Việt Nam; đồng thời phát huy nhiệt huyết, trí tuệ, kinh nghiệm, tích cực tham gia các phong trào ở cơ sở, nhất là phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Ngày 6/5, ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tỉnh Ninh Thuận cho biết, cơ quan này đang phối hợp UBND, Công an huyện Ninh Hải và Đồn biên phòng Vĩnh Hải tiến hành kiểm tra, xác minh, xử lý vụ việc nữ du khách đến từ Hà Nội bị hành hung tại bãi Kinh ở xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải.

Trong lúc đang đánh cá trên biển, do lốc xoáy, sóng to đã làm 4 tàu cá ở Quảng Bình gặp tai nạn, trong đó có 3 tàu bị chìm, 1 tàu mất liên lạc. Hiện 11 ngư dân vẫn còn mất tích. Công tác tìm kiếm, cứu nạn các ngư dân mất tích đang được triển khai rất khẩn trương

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文