Sôi động làng nghề tăm hương “trăm tuổi” Hồng Dương

13:09 17/03/2014
Không biết bắt nguồn từ đâu, do ai gây dựng nên, chỉ biết rằng, những năm qua, làm tăm hương đã trở thành nghề truyền thống, gắn liền với cuộc sống người dân vùng quê Hồng Dương, huyện Thanh Oai (Hà Nội). Nghề làm tăm hương phát triển, cuộc sống bà con Hồng Dương không ngừng được cải thiện. Tệ nạn xã hội theo đó được đẩy lùi…

Rảo bước trên con đường bê tông liên thôn Ba Dư, Phương Nhị, Ngô Đồng… của xã Hồng Dương vào những ngày này, đâu đâu cũng bắt gặp những đống vầu, bọc tre được tập kết trước hiên nhà các hộ gia đình. Ôtô tải vận chuyển tăm hương ra vào tấp nập. Tiếng máy cắt, máy chuốt tăm réo rắt từng hồi. Chốc chốc thứ âm thanh ấy lại tựa bản nhạc ngân lên giữa vùng quê Hồng Dương yên bình. 

Anh Nguyễn Đức Khoa, Phó thôn Phương Nhị vừa dẫn chúng tôi đi tìm hiểu hoạt động sản xuất của nghề cổ truyền làm tăm hương ở đây, vừa cho hay: “Chẳng biết bắt nguồn từ đâu, xuất hiện tự lúc nào, chúng tôi chỉ biết rằng, nghề làm tăm hương đã gắn chặt với cuộc sống của bà con cả trăm năm nay rồi anh ạ!”.

Anh Khoa kể, ở thôn Phương Nhị có 300 hộ dân, thì số hộ làm tăm hương chiếm tới 2/3. Nhiều gia đình, có đến 3 thế hệ theo nghề làm tăm hương. Không ít người còn coi công việc làm tăm hương là cái nghề, cái nghiệp ăn vận vào cuộc đời mình vậy. Vâng! Chẳng vậy mà khi tiếp xúc với anh Nguyễn Xuân Huệ, ở thôn Phương Nhị, chúng tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Anh Huệ nói rằng, nghề làm tăm hương đã đi theo anh đến nay cũng đã được ngót 13 năm rồi. Nghề làm tăm hương đã giúp anh có thêm thu nhập. Cuộc sống gia đình theo đó được cải thiện. “Cháu lớn nhà mình đang học cấp 3 trường huyện, năm nào cháu cũng được học sinh giỏi hết anh ạ. Nghề làm tăm hương đã thắp sáng bao mơ ước cho vợ chồng tôi, cho sự học các con tôi”, anh Huệ tiếp lời.

Nghề làm tăm hương ở Hồng Dương đã góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội ở địa phương.

Tay thoăn thoắt rũ bó tăm, anh Huệ kể vanh vách về các công đoạn làm tăm hương. Theo anh, để đóng được kiện tăm hương cung cấp ra thị trường, bên cạnh khâu rũ tăm, người làm tăm hương phải thực hiện nhiều công đoạn như: pha chẻ, phơi nắng, chạy máy tăm, chà tăm v.v… Trong đó, phơi vầu là một trong những công đoạn mà người làm nghề “tốn” nhiều thời gian nhất. Lẽ bởi, nếu trời nắng ráo, để vầu được đưa đi pha chẻ thì phải mất đến 7-10 ngày phơi. Còn gặp lúc tiết trời ẩm ướt, mưa bão thì khoảng thời gian trên lên đến cả tháng. Vào những lúc này, hiên nhà, nơi có mái che… hễ nơi nào còn thừa khoảng trống là người làm nghề tăm hương đều tận dụng để phơi vầu cả.

Bởi thế cho nên, để cung cấp ra thị trường số lượng 2,5 tạ tăm hương, các cơ sở sản xuất phải dùng tới khoảng 1 tấn vầu và “tốn” mất 10 ngày. Nói đến đây, anh Huệ hồ hởi: Vất vả là thế, nhưng mỗi khi các công đoạn làm tăm kết thúc, kiện hàng tăm hương được chuyển lên xe ôtô, cung cấp ra thị trường, những người làm nghề như chúng tôi thấy vui lắm. Vui vì mình đã góp sức mình duy trì làng nghề, duy trì nguồn cung cấp tăm hương cho người sử dụng. 

Tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, cũng chính nhờ nghề làm tăm hương truyền thống này mà nhiều gia đình ở Hồng Dương có đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nay đã trở nên khá giả, có của ăn, của để. Chẳng thế mà trên dọc con đường liên thôn Phương Nhị, Ba Dư, Ngô Đồng, Ngọc Đình... chúng tôi bắt gặp khá nhiều ngôi nhà cao tầng, khang trang đang đua nhau mọc lên.

Anh Nguyễn Đức Khoa, Phó thôn Phương Nhị tiếp lời, so với thời gian trước, những năm qua, nhất là kể từ thời điểm nhu cầu tiêu thụ tăm hương của thị trường gia tăng, cuộc sống của bà con đã có đổi thay đáng kể. Nhiều cơ sở làm tăm hương đã sở hữu hệ thống máy sản xuất hiện đại, số nhân công làm việc lên đến 5-7 chục người. Đúng như lời anh Phó thôn Phương Nhị, trong ngôi nhà khang trang, chị Nguyễn Thị Ngát, chủ cơ sở sản xuất tăm hương Hưng Ngát tâm sự, bản thân chị và người chồng là anh Nguyễn Xuân Hưng vốn làm thuê thủ công cho các cơ sở làm tăm hương ở thôn bên cạnh. Song nhờ tích lũy kinh nghiệm, cũng như được sự giúp đỡ của người thân, bè bạn, năm 2010, vợ chồng chị tách ra làm ăn riêng. Cơ sở của chị không ngừng nhập thêm các loại máy sản xuất có công nghệ tiên tiến và thuê nhân công về đào tạo, làm nghề.

Đến nay, cơ sở của vợ chồng chị đã có tới 9 máy sản xuất cho năng suất tăm hương cao và hơn 50 lao động làm thuê. Hằng ngày, sản lượng tăm hương xuất ra thị trường đạt mức trên dưới 8 tạ (bình quân mỗi tạ thu về 2,5 triệu đồng). Cũng theo chị Ngát, hằng tháng, cơ sở của chị trả cho mỗi lao động làm thuê 4-5 triệu đồng/tháng. Nghe những lời tâm sự trên cũng như nhìn hình ảnh hàng chục lao động đang cặm cụi làm tăm hương cho cơ sở của vợ chồng chị Ngát, chúng tôi thêm thấy được sức sống của làng nghề tăm hương truyền thống Hồng Dương là như thế nào.

Là người con sinh ra và lớn lên ở Hồng Dương, ông Nguyễn Duy Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Dương (Thanh Oai) cũng không giấu được niềm tự hào khi nói về nghề làm tăm hương truyền thống ở xã. Ông Hùng cho biết, không rõ ông tổ làng nghề là ai, nghề bắt nguồn từ đâu, song nghề làm tăm hương ở Hồng Dương (nơi có 2.822 hộ dân) cũng đã có từ trăm năm và cũng đã được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là làng nghề truyền thống rồi. Hồng Dương vốn là xã thuần nông. Ban đầu, nghề làm tăm hương xuất hiện nhiều ở Ba Dư, Phương Nhị, tuy nhiên đến nay, nghề truyền thống này đã lan ra khắp 7/7 thôn. Các sản phẩm tăm hương do người Hồng Dương làm ra với đặc điểm luôn được chà nhẵn, cắt đúng kích cỡ, mẫu mã đẹp nên thị trường tiêu thụ không ngừng được mở rộng. Nhiều thương lái ở các huyện lân cận như Phú Xuyên, Ứng Hòa (Hà Nội) cũng lui tới nhập hàng. Thậm chí, các sản phẩm tăm hương Hồng Dương còn xuất khẩu sang cả Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước châu Á khác.

Có lúc thăng và cũng có lúc trầm đấy, thế nhưng có điều dễ thấy rằng, nghề làm tăm hương truyền thống của Hồng Dương vẫn đang ngày một phát triển, ngày càng giữ nét văn hóa đặc sắc riêng của mình. Nó không chỉ làm nên thương hiệu làm tăm hương đặc trưng của làng nghề Hà Nội, mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo, đẩy lùi tệ nạn xã hội ở địa phương.

Ông Nguyễn Duy Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Hồng Dương (Thanh Oai, Hà Nội): Nhờ nghề làm tăm hương mà nhiều lao động ở Hồng Dương đã có công ăn việc làm; đời sống bà con được nâng lên rõ rệt; tỷ lệ hộ nghèo được đẩy lùi; tệ nạn xã hội được kiềm chế… Đáng chú ý, trong những năm qua, nhờ sự phát triển của làng nghề tăm hương truyền thống cũng như được sự quan tâm của các cấp, các ngành, xã Hồng Dương đã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới và đến nay xã đã hoàn thành 18/19 tiêu chí, đời sống vật chất – tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao.

Trần Huy

Giữa những miền đất đầy bất ổn, người lính CAND Việt Nam mang theo lý tưởng nhân đạo và trách nhiệm quốc tế. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, khi được hoàn thiện, sẽ là biểu tượng thể chế của một Việt Nam đang chủ động góp phần gieo những mầm xanh hòa bình giữa thế giới đầy biến động.

Liên quan đến đường dây sản xuất sữa giả vừa được Bộ Công an triệt phá với quy mô lớn với doanh thu gần 500 tỷ đồng xảy ra tại Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group, ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương không cấp phép và quản lý trực tiếp mặt hàng của các công ty vi phạm, đồng thời nêu rõ nguyên nhân và các giải pháp xử lý.

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文