Cơ cực như sống trong biệt thự cổ

08:12 25/09/2015
Sự việc sập nhà biệt thự cổ tại số 107 Trần Hưng Đạo khiến 2 người tử vong và 5 người khác bị thương vốn đã được báo trước. Từ hàng chục năm nay, nhiều ngôi biệt thự Pháp cổ không chỉ xập xệ bên ngoài mà bên trong cũng mục ruỗng đến mức báo động đỏ. 


Tuy nhiên, số phận của hàng nghìn người dân sinh sống trong cảnh chật chội, xuống cấp tại những căn biệt thự này lại đang phải chờ đợi hàng năm trời chỉ để được sửa chữa dù chỉ một hạng mục nhỏ xuống cấp.

Biệt thự cũ ở Hà Nội đa số được xây dựng từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Trong số hơn 1.200 căn biệt thự, có một số ít căn còn lưu lại nguyên vẹn những giá trị vô giá về lịch sử, kiến trúc, văn hóa của Thủ đô. Rất nhiều biệt thự đã xuống cấp trầm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng của các cư dân sinh sống trong đó. Nhưng việc quản lý quỹ biệt thự này lại đang lỏng lẻo, khá tùy tiện. Và người dân hầu như không thể quyết định sửa chữa nhà của mình khi gặp sự cố hỏng hóc. Có những căn biệt thự bị bao quanh bởi hàng chục căn hộ khác xây dựng san sát khiến người đi đường không hề biết bên trong đó là một biệt thự cổ.
Sống trong biệt thự cũ nát là mối lo của không ít người dân Hà Nội.

Bên trong những căn biệt thự này khi xây dựng, nguyên bản chỉ dành cho một gia đình thì nay được phân chia tới từng centimet kể cả gầm cầu thang cho cả chục hộ dân. Đã rất nhiều lần, Chính phủ và đích thân Thủ tướng đã yêu cầu UBND TP Hà Nội có kế hoạch phục hồi, trùng tu duy trì phong cách kiến trúc đặc thù của các công trình này. Nhưng sau khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, thay vì “hồi sinh” cho những biệt thự đã bị biến dạng và dần trở thành phế tích thì ngược lại, thực trạng xuống cấp còn trầm trọng hơn.

Điển hình của những căn biệt thự xuống cấp là biệt thự cổ số nhà 26 trên phố Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm). Không còn ai nhận ra đây đã từng là một biệt thự sang trọng, xa hoa bậc nhất Hà thành. Ngõ vào căn biệt thự này giờ chỉ còn là một lối đi nhỏ, sâu hun hút. 

Bà Hoàng Quế Song, con dâu thứ 10 của gia đình 2 cụ Nguyễn Hữu và Hoàng Thị Đoan, chủ căn biệt thự cho biết: Ngôi biệt thự trên 100 tuổi hiện nay đã được chia cho các con, cháu và qua nhiều lần thừa kế, chia tài sản của các thế hệ, đến nay có 21 thành viên đang sinh sống. Cầu thang gỗ ọp ẹp, tường nứt nẻ, án ngữ trước mặt khu nhà là một nhà cao tầng cao chót vót, “nuốt “ không gian của tất cả những căn hộ phía sau. 

Tuy nhiên, so với ngôi biệt thự  nằm ở 18A phố Lê Thánh Tông, biệt thự ở 26 Phan Chu Trinh vẫn còn “may mắn”. Biệt thự 18A Lê Thánh Tông đang là nơi sinh sống của hàng chục nhân khẩu với đủ các quán cháo lòng, cà phê, cửa hàng… Nếu không được bà Nguyễn Thị Khả, năm nay đã 80 tuổi, chủ nhân của ngôi nhà này giới thiệu thì chúng tôi chẳng thể hình dung được nơi đây xưa kia từng là một biệt thự cổ được sử dụng làm khách sạn rất đẹp. 

Để đáp ứng được nhu cầu sinh sống cũng như chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời gian, đến nay ngôi biệt thự này gần như được sửa chữa, cải tạo rất nhiều. Những dấu tích còn lại có chăng chỉ là vài bậc thang gỗ mờ tối và những góc tường loang lổ vết tích. Nhiều căn biệt thự khác đã bị “chia” thành những căn hộ rộng chỉ 20m², với những phòng ngủ có diện tích 3-4m², gầm cầu thang cũng được trưng dụng thành nơi ở của một hộ gia đình như ngôi biệt thự số 8 đường Tăng Bạt Hổ. Mười ba hộ dân vẫn phải dùng chung một khu vệ sinh chật chội.

Theo thống kê mới nhất của Sở Xây dựng, hiện nay, Hà Nội có 1.253 biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Mới đây, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị chức năng tăng cường quản lý việc bảo trì, cải tạo nhà biệt thự theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn. 

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền phải báo cáo UBND TP về phương án xây lại công trình trên khuôn viên đất của biệt thự cũ trước khi cho phép phá dỡ và phải chịu trách nhiệm trước thành phố về việc chủ đầu tư xây dựng đúng theo phương án đã được chấp thuận. Đa số người dân sống trong các khu biệt thự cũ đều mong ngóng được cải tạo chốn an cư của mình. Tuy nhiên, theo quy định, với biệt thự nhóm 1, khi xây dựng, cải tạo lại phải giữ nguyên như ban đầu. Và với biệt thự nhóm 2, khi cải tạo thì phải giữ lại những tiêu chuẩn cơ bản như mật độ, chiều cao, bên trong có thể sửa chữa. 

Với biệt thự nhóm 3 thì có thể được phá dỡ để xây dựng nhà mới. Các trường hợp muốn phá dỡ, cải tạo đều phải được cơ quan chuyên môn thẩm định về mức độ nguy hiểm. Căn biệt thự vừa đổ sập gây cảnh tang thương vừa qua nằm trong biệt thự nhóm 2.

Phan Hoạt – Ngọc Yến

Để chứng minh năng lực kinh nghiệm của mình, Liên danh Công ty cổ phần Xây lắp Thủy sản II và Công ty cổ phần Xây dựng vận tải đầu tư kinh doanh nhà Hải Đăng đã “phù phép” biến dự án xây dựng mà liên doanh đã thực hiện có tổng trị giá khoảng 59 tỷ đồng thành dự án 147 tỷ đồng để đủ điều kiện dự thầu và sau đó trúng thầu dự án có tổng trị giá hơn 190 tỷ đồng ở huyện Cần Giờ, TP Hồ Chí Minh.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 21/11 đã đề cử cựu Tổng chưởng lý bang Florida Pam Bondi, 59 tuổi, làm Tổng chưởng lý Mỹ, nhanh chóng thay thế cựu ứng cử viên Matt Gaetz sau khi ông này rút lui.

Ngày 21/11, phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Mai Thị Hồng Hạnh (cựu Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil - Xuyên Việt Oil), cùng 14 đồng phạm về những sai phạm nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp tục diễn ra với phần xét hỏi của đại diện VKS và các luật sư. 

Liên quan đến vụ việc nhóm học sinh vi phạm giao thông trên đường Nguyễn Trãi được Báo CAND đăng tải, chiều 21/11, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Công an TP Hà Nội) phối hợp với Đội CSGT-TT Công an quận Thanh Xuân đã có buổi làm việc với Ban giám hiệu Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) cùng phụ huynh và các em học sinh.

Liên quan đến vụ tai nạn xe chở rác BKS 75C-044.83 khi đi qua cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) bất ngờ gặp tai nạn rơi xuống sông làm 2 người mất tích như Báo CAND đã thông tin, vào chiều 21/11, ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã đến hiện trường chia sẻ, động viên gia đình 2 nạn nhân và chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ (CNCH).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文