Sống ở khu định cư "3 không"

16:12 02/09/2009
Đã gần 10 năm nay, hơn 200 người dân ở khu định cư (KĐC) Cồn Giữa, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) phải sống trong tình cảnh "3 không": Không điện, không nước, không đường. Trong khi người dân đang thiếu thốn đủ thứ và gánh chịu nhiều hệ lụy, thì chính quyền địa phương vẫn bất lực vì không có… kinh phí.

Về khu định cư… "3 không"

Những ngày đầu tháng 7/2009, dưới cái nắng như thiêu như đốt của những ngày hạ, chúng tôi có chuyến mục sở thị về KĐC "3 không" Cồn Giữa, xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế).  Đập vào mắt chúng tôi là 4-5 đứa trẻ tuổi từ 6-10, nước da đen bóng đang thỏa thích tắm mình bên con hói nước lợ đã ngả màu, có độ sâu chưa đến một mét.

Nhìn qua cũng thấy chúng phải chịu cảnh thiếu nước lâu nay, bởi trên người đứa nào cũng đầy những đốm ghẻ lở do không có nước sạch. Nếu phóng tầm mắt nhìn một cách bao quát, thấy nhà cửa được xây dựng khang trang, không ai nghĩ rằng đây lại là một KĐC "3 không".

Ông Cái Kháng, Bí thư Đảng uỷ xã Lộc Trì cho biết, cuối năm 1999, khi cơn lũ lịch sử đi qua, rất nhiều người dân thuỷ diện (sống trên đầm phá - PV) có nhu cầu về nhà ở để tránh bão, lụt. Đó cũng là chủ trương của xã nhằm vận động người dân sống lênh đênh trên mặt nước lên bờ định cư, ổn định cuộc sống. Xuất phát từ đó, Đảng uỷ, chính quyền xã Lộc Trì đề xuất thành lập KĐC Cồn Giữa với diện tích khoảng 2ha.

Anh Lê Minh Thịnh: "Khu định cư Cồn Giữa được xây dựng nhưng thiếu thốn đủ thứ". Ảnh: Công Bình.

Sở dĩ chọn ở địa điểm trên là để gần đầm phá, thuận lợi cho bà con chuyên làm nghề đánh bắt thuỷ sản trên đầm Cầu Hai. Năm 2000, đã có 16 hộ ra ở và đến nay đã có 28 hộ dân với khoảng trên 200 nhân khẩu.

Sắp đến, sẽ có thêm nhiều hộ nữa được định cư ở đây. Những hộ dân thuộc diện định cư đều được hỗ trợ tiền xây nhà khang trang theo chủ trương của Nhà nước. Thế nhưng, mặc dầu số nhân khẩu đang ngày một tăng lên nhưng KĐC Cồn Giữa vẫn thiếu thốn đủ thứ, mà thiết yếu nhất vẫn là điện, đường, nước sạch.

Và những hệ lụy  

Buổi trưa, chúng tôi ghé vào gia đình anh Lê Minh Thịnh - một cư dân đến sống ở đây từ năm 2000. Gia đình anh Thịnh là hộ duy nhất của KĐC sinh ít con nhất, 2 cháu trai (các hộ trong KĐC thường có từ 7-10 nhân khẩu).

Trời nóng, chị vợ anh Thịnh phải dùng quạt giấy quạt cho hai đứa nhỏ ngủ. Chị tâm sự, gia đình chúng tôi về ở đây đã gần 10 năm nhưng đến nay vẫn không có gì thay đổi. Điện không có, chúng tôi phải dùng 2 bình điện thắp sáng và mở chiếc tivi đen - trắng phục vụ cho cả KĐC.

Trời nóng, người lớn có thể chịu được nhưng tụi nhỏ tui vẫn thấy thương. Cực nhất là việc học hành của con em trong KĐC. Mùa nắng còn dễ chịu, khi các cháu có thể tự đi học. Nhưng vào mùa mưa, người lớn phải bỏ công để đưa và đón mấy đứa nhỏ đi học bằng thuyền. Vì vậy, cả KĐC vẫn chưa có em nào học lên cấp 3. Vì sự học ở đây quá khó khăn nên mấy cháu vừa mới lớn đã tính đường vào Nam làm ăn hoặc nghỉ học theo đuôi con cá cùng bố, mẹ.       

Qua tìm hiểu, chúng tôi càng thấy cảm thông hơn về những hệ lụy mà hơn 200 người dân ở đây phải gánh chịu khi sống ở KĐC "3 không" lâu nay. Theo nhiều hộ dân, vì cuộc sống chủ yếu dựa vào đầm phá, nhưng thời gian gần đây lượng thủy sản trong vùng đã cạn kiệt nên cuộc sống của người dân ở đây đang gặp khó khăn.

Trao đổi với chúng tôi, ông Cái Kháng, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Trì cho biết: Đảng ủy, chính quyền xã khi quy hoạch KĐC Cồn Giữa đã để dành quỹ đất để làm đường. Nhưng do thiếu kinh phí nên chưa thể làm được một con đường ra KĐC. Và theo ông Kháng, cũng vì thiếu kinh phí do xã còn nhiều khó khăn nên mặc dầu chỉ cách nơi có điện hơn một cây số, nhưng người dân ở đây vẫn không có điện sinh hoạt và nước sạch trong gần 10 năm.

Người viết bài này mong chính quyền địa phương và các ngành chức năng quan tâm, sớm có động thái tích cực để người dân sớm có điện, đường, nước sạch, yên tâm lao động, học tập, ổn định cuộc sống

Công Bình

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文