TP HCM: Khu đô thị mới Thủ Thiêm - một dấu ấn chậm trễ

14:47 31/10/2007
Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, một khu đô thị hiện đại, là trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ của TP HCM hầu như vẫn chỉ là một "đại dự án" còn nằm… trên giấy! Tất cả vẫn còn đang ngổn ngang và dở dang, từ công tác đền bù giải tỏa, đến việc tái định cư và ngay cả vấn đề quy hoạch…

Đã hơn 11 năm sau khi có quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, với tổng diện tích 930ha, trong đó diện tích dành cho khu đô thị mới Thủ Thiêm khoảng 770ha, diện tích đất dành cho việc tái định cư là 160ha. Khi hoàn thành, Khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ có khoảng 200 ngàn dân và khoảng 45 ngàn người thuộc diện tái định cư; có 5 cây cầu và 1 hầm chui nối từ các hướng của thành phố sang khu đô thị...

Dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, một khu đô thị hiện đại, là trung tâm thương mại, tài chính và dịch vụ của TP HCM hầu như vẫn chỉ là một "đại dự án" còn nằm… trên giấy! Tất cả vẫn còn đang ngổn ngang và dở dang, từ công tác đền bù giải tỏa, đến việc tái định cư và ngay cả vấn đề quy hoạch…

Để thực hiện dự án mang "dấu ấn của thế kỷ" này, đã có trên 10 ngàn hộ dân phải di dời với tổng diện tích đất thu hồi hơn 772ha. Chỉ riêng số tiền bồi thường cho các hộ dân đã lên đến 18 ngàn tỷ đồng, thành phố mới thực hiện bồi thường được 3.300 tỷ đồng, còn lại sẽ huy động bằng nguồn phát hành trái phiếu Chính phủ.

Sau hơn một thập kỷ triển khai thực hiện dự án với tiến độ… rùa bò, công tác đền bù giải phóng mặt bằng đã không thể dứt điểm nổi 1/2 diện tích đất phải thu hồi: mới chỉ có chưa đầy một nửa trong số 15 nghìn trường hợp và hơn 40% diện tích đất được hoàn tất việc chi trả bồi thường, bàn giao mặt bằng.

Mốc thời hạn thành phố tiếp tục đặt ra là đến hết quý I-2008 phải hoàn tất công tác thu hồi đất. Nhằm đảm bảo tiến độ này, việc thu thập hồ sơ pháp lý, áp giá bồi thường cho trên 9.300 hồ sơ còn lại, theo UBND thành phố phải hoàn tất trước ngày 31-12-2007.

Số hồ sơ này, thành phố cũng đã chỉ đạo cho quận 2 giải quyết theo 2 giai đoạn, một nửa sẽ được chi trả đền bù ngay trong năm 2007, nửa còn lại sẽ phải hoàn tất trước ngày 31/3/2008 không được chậm trễ với bất cứ lý do nào.

Theo lãnh đạo của một phường bị giải tỏa trắng cho biết, thì hiện nay, tại phường của ông, còn rất nhiều hộ dân không đồng tình. Lý do mà những người dân này đưa ra là giá nhà đất trên địa bàn quận 2 chênh lệch khá cao so với mức giá được đền bù.

Từ đó dẫn tới việc người dân bất hợp tác và việc thu thập hồ sơ pháp lý để làm căn cứ bồi thường đối với chính quyền phường gặp nhiều khó khăn. Trong lúc, do việc chậm đền bù giải tỏa này, chỉ tính đến hết năm 2006 thành phố đã phải chi đến 300 tỷ đồng để trả lãi vay cho khoản tiền đã đền bù.

Đến vấn đề tái định cư cho người dân bị giải tỏa cũng vậy, tương ứng với số hộ phải di dời là quỹ nền đất hoặc quỹ nhà tái định cư. Nhưng suốt một quãng thời gian khá dài, công tác chuẩn bị, nhằm bảo đảm cho người dân khi bàn giao đất phục vụ dự án khu đô thị mới là phải có chỗ ở ngay đã không được thực hiện kịp thời.

Theo tiến độ, trong năm 2007 chỉ có thể bàn giao được khoảng 2.200 căn hộ và nền đất; năm 2008 là 3.500 và đến mãi năm 2009 cũng chỉ có thêm hơn 2.890 căn hộ. Như vậy, khi bàn giao mặt bằng là nhà và đất phục vụ dự án, người dân sẽ ở đâu?

Ngay cả những dự án căn hộ chung cư phục vụ tái định cư trong năm 2007, mặc dù chỉ còn 2 tháng nữa là hết năm, nhưng cho đến thời điểm này, theo quan sát của chúng tôi, nhiều công trình vẫn còn ngổn ngang: chỗ thì thiếu hạ tầng kỹ thuật, khu thì không có các công trình công cộng…

Sau hàng chục năm trời, ngoài tiến độ triển khai thực hiện chậm trễ, dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm còn phát sinh quá nhiều vấn đề bức xúc khác như: việc cho phép "chẻ" khu tái định cư trên diện tích 160ha tập trung theo quy hoạch đã được phê duyệt thành nhiều điểm nhỏ đã góp phần phá nát quy hoạch tổng thể, chi phí xây dựng hạ tầng tái định cư tăng lên; hiện tượng mua bán sang nhượng đất bất hợp pháp trong khu quy hoạch và tình trạng mua bán phiếu tái định cư tràn lan đã không được kiểm soát… dẫn đến hàng loạt khó khăn vướng mắc trong công tác đền bù giải tỏa sau này và tình trạng người dân quay lại lấn chiếm đất…

Tất cả những vấn đề này đã cho thấy sự yếu kém trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp, từ thành phố xuống đến phường, quận. Đừng để Khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành "dấu ấn chậm trễ của thế kỷ" là vấn đề người dân và dư luận đang trông chờ vào chính quyền thành phố

Đức Thắng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文