TP Mỹ Tho giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16

18:14 29/06/2021
Ngoài huyện Cái Bè, thị xã Cai Lậy, từ 0h ngày 30/6, TP Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang) sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.


Ngày 29/6, ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, đã ký thông báo triển khai thực hiện cấp bách các biện pháp chống dịch COVID-19.

Cụ thể, trừ phường Tân Long và xã Thới Sơn, từ 0h ngày 30/6, TP Mỹ Tho sẽ thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ. 

Quyết định này được đưa ra sau khi TP Mỹ Tho, ghi nhận hai ca dương tính với SARS-CoV-2 là vợ chồng nhân viên ngân hàng. Từ ngày 27 đến 29/6, TP Mỹ Tho, liên tục ghi nhận các ca dương tính SARS-CoV-2, có yếu tố dịch tễ liên quan đến vợ chồng này. 

TP Mỹ Tho đã phong tỏa 3 khu dân cư, hai trụ sở ngân hàng, tạm dừng hoạt động chợ Bảo Định từ chiều 28/6.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở TP Mỹ Tho.

Chủ tịch UBND TP Mỹ Tho yêu cầu người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết, như mua lương thực, thuốc men, cấp cứu và các hoạt động khẩn cấp khác. 

Nhà máy, cơ sở, sản xuất, công trình giao thông, xây dựng, cơ sở kinh doanh dịch vụ thiết yếu được hoạt động, đảm bảo an toàn tuyệt đối và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch. 

Dịch vụ hàng hóa thiết yếu tiếp tục được kinh doanh, như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm, xăng dầu, điện nước, nhiên liệu, dịch vụ giáo dục (dạy và học trực tuyến), khám chữa bệnh, tang lễ…

Người dân không tập trung quá hai người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng và thực hiện giữ khoảng cách tối thiểu 2m. 

Các cơ quan đơn vị đóng tại TP Mỹ Tho, đẩy mạnh giải quyết hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến, tạm thời không nhận hồ sơ trực tiếp từ người dân, doanh nghiệp, trường hợp đặc biệt do thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định.

Cù Dzĩnh

Kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Cao Minh Thì (nguyên Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo TP Hồ Chí Minh) lại bồi hồi nhớ lại những ngày tháng 4 của năm 1975, ông trở lại miền Nam tiếp quản Sài Gòn và bắt tay vào công cuộc “trồng người” những năm đầu giải phóng.

Hình ảnh CSGT dẫn những cựu chiến binh qua đường để đến với những khẩu đại bác hay hình ảnh người lính trong đoàn diễu hành đang hợp luyện gặp mẹ mình đứng chờ nhiều giờ đồng hồ; rồi hình ảnh những người đi xem hợp luyện ngất xỉu được những chiến sĩ áo vàng dùng xe chuyên dụng chở ra khỏi đám đông hàng chục ngàn người đưa vào bệnh viện... tất cả đều được người dân chụp vội vàng nhưng nội dung của nó đã gây xúc động mạnh đến người xem...

Ngày 23/4, TAND TP Hồ Chí Minh đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thị Tuyết Nga (SN 1990, nhân viên thu phí Bệnh viện Thủ Đức) 20 năm tù về tội “Tham ô tài sản”; Đỗ Thị Quý (SN 1983, nhân viên thu phí) lãnh 7 năm tù, Nguyễn Thị Phương Hoa (SN 1979, cựu trưởng đơn vị thu phí) 6 năm tù và Đặng Thị Hiên (SN 1985, cựu Kế toán trưởng) 5 năm tù.

Ngày 23/4, tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án xảy ra tại Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị liên quan, gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng cho EVN, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã đề nghị tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) từ 6 đến 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Sáng 23/4, để chuẩn bị nội dung cho Kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XV,  Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ nhất, thẩm tra Dự án Luật Tình trạng khẩn cấp (TTKC).

Số tiền cướp được, Vũ Văn Lịch mua 1 điện thoại Oppo A95, chi tiêu cá nhân và nạp vào tài khoản ngân hàng (đối tượng đã sử dụng 20 triệu đồng để chơi "tài xỉu" trên mạng). Cơ quan Công an đã thu giữ tang vật là 1 điện thoại Oppo A95, khoảng 75 triệu đồng tiền mặt, 176 triệu đồng trong tài khoản của lịch; 1 xe máy nhãn hiệu SYM Enzo.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.