Tái diễn tình trạng săn lùng địa sâm bán cho thương lái Trung Quốc

10:30 14/06/2015
Sau một thời gian tạm lắng, đến nay một số khu vực ven biển ở huyện Phú Lộc và vùng đầm phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, lại xuất hiện nhiều nhóm người đến từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi... đổ về để săn lùng địa sâm (giun biển) bán cho thương lái Trung Quốc nhằm thu lợi. 

Những ngày trung tuần tháng 6, khu vực cửa biển Tư Hiền nằm giữa 2 xã Vinh Hiền và Lộc Bình (huyện Phú Lộc) xuất hiện nhiều nhóm người từ tỉnh ngoài đến để săn bắt địa sâm. Các ngư dân sống gần khu vực cửa biển Tư Hiền cho hay, sáng nào họ cũng thấy một vài nhóm từ 2-3 người, trên tay cầm thuổng và các vật dụng đi dọc bờ biển để săn bắt địa sâm. Bãi biển vốn phẳng lì, rất đẹp đã bị họ đào bới nham nhở...

Tình cờ gặp ông Trần Văn Đ. (50 tuổi), đang hì hục dùng thuổng khoét một hố sâu xuống dưới lớp cát biển để bắt địa sâm, chúng tôi lân la hỏi chuyện thì ông Đ. cho biết: Nhóm của ông ở huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Thời gian qua, do thương lái Trung Quốc mua địa sâm với giá cao nên có nhiều người đi bắt loại hải sản này để bán kiếm lời. Vì thế, nhiều vùng biển ở Nam Trung Bộ dần cạn kiệt địa sâm, nên họ buộc phải chuyển địa bàn ra tận đây để đánh bắt mới có ăn. Do xa nhà, thời gian đi săn địa sâm lại thường kéo dài từ 10 ngày đến nửa tháng nên họ cơm đùm, gạo gói tá túc tại nhà một người dân địa phương. Bình quân mỗi ngày họ bắt được gần 1 tạ địa sâm tươi…

Địa sâm được làm sạch để bán cho thương lái.

Tại khu vực ven phá Tam Giang đoạn qua địa bàn xã Quảng Công (huyện Quảng Điền), cũng xuất hiện những nhóm người đến từ tỉnh Bình Định đến săn bắt địa sâm bán cho thương lái Trung Quốc. Trao đổi với chúng tôi, ông Phan Hoa, Trưởng Công an xã Quảng Công xác nhận, những ngày đầu tháng 6, sau khi nhận được tin báo có nhóm người đến từ tỉnh Bình Định vào thôn 4 của xã săn bắt địa sâm trái phép nên Công an xã đã tổ chức đẩy đuổi ra khỏi địa bàn, không cho khai thác để tránh hệ lụy về sau.

Điều đáng nói, cách đây 1 năm về trước, khu vực này cũng từng xuất hiện hàng chục thợ săn địa sâm đến từ các tỉnh Bình Định, Phú Yên tới tạm trú ở thôn 4 xã để bắt địa sâm. Chỉ sau một thời gian ngắn, việc săn lùng địa sâm khiến bãi bồi ở phá Tam Giang bị đào bới nham nhở, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến 120ha diện tích nuôi trồng thủy sản trên phá Tam Giang của ngư dân Quảng Công, đặc biệt là các diện tích nuôi tôm cao triều.

Trước tình trạng này, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên- Huế buộc phải gửi công văn yêu cầu các địa phương ven biển, đầm phá Tam Giang tăng cường biện pháp đẩy đuổi, không cho người ngoại tỉnh đến săn bắt địa sâm thì sự việc mới được ngăn chặn. Đề cập đến việc xử lý người săn bắt địa sâm trái phép ở địa bàn, ông Phan Hoa bày tỏ: “Những năm gần đây, người ngoại tỉnh đến địa bàn tìm bới, săn bắt địa sâm nhiều vô kể nhưng địa phương chỉ biết đẩy đuổi, trục xuất họ đi nơi khác chứ không biết phải xử lý như thế nào vì pháp luật chưa có các quy định cụ thể. Trong khi thực tế việc đào bới địa sâm đã xâm hại môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản của ngư dân...”.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, sau quá trình săn bắt, địa sâm được làm sạch, phơi khô để bán cho các thương lái Trung Quốc với giá từ 600-700 ngàn đồng/kg. Riêng địa sâm tươi có thể được sử dụng để chế biến thành các món ăn đặc sản và được bán với giá 50 ngàn đồng/1kg. Tuy nhiên, khi được hỏi thì nhiều thợ săn địa sâm cũng không biết được lý do vì sao thương lái Trung Quốc lại ồ ạt thu mua địa sâm nhiều như vậy. Chính vì giá trị kinh tế cao do địa sâm mang lại đã khiến nhiều bãi biển, vùng ven phá bị đào bới tan hoang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái là thực trạng đáng báo động hiện nay.

Anh Khoa

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Câu chuyện “lương, thưởng Tết cuối năm” luôn là vấn đề được hàng triệu người lao động quan tâm. Dù việc thưởng Tết không có quy định bắt buộc nhưng từ lâu đã trở thành văn hóa của các đơn vị, doanh nghiệp tại Việt Nam. Thưởng Tết cũng là một phần không thể thiếu trong các mối quan hệ nghề nghiệp, không chỉ mang lại niềm vui, sự quan tâm, còn là động lực để người lao động thêm gắn bó với nơi làm việc.

Chính phủ mới đây đã ban hành Nghị định số 161/2024/NĐ-CP quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. Nghị định sẽ có hiệu lực chính thức từ 1/1/2025.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có yêu cầu các đơn vị trong Bộ có giải pháp thúc đẩy tiêu thụ xăng sinh học tại Việt Nam, đồng thời Bộ trưởng yêu cầu các doanh nghiệp xăng dầu đảm bảo nguồn cung xăng sinh học đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tại buổi làm việc với PV Báo CAND ngay khi chúng tôi đề cập đến nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật tại dự án Khu dân cư kinh tế “nhà vườn” Hòa Ninh, ông Tô Văn Hùng – Bí thư Huyện ủy Hòa Vang (Đà Nẵng) đã cho biết như thế. “Với tư cách là Bí thư Huyện ủy, tôi sẽ chủ trì họp ngay để kiểm tra việc thực hiện các nội dung kiến nghị theo kết luận thanh tra, mời lãnh đạo và Thanh tra Sở TN&MT, UBND huyện cùng cơ quan chức năng để tiếp tục thống nhất giải pháp trước những việc còn tồn đọng. Khó mấy cũng phải làm; quyền lợi chính đáng của người dân thì phải đảm bảo”, ông Hùng bộc bạch quan điểm khi đề cập đến việc khắc phục hậu quả do sai phạm khi thực hiện dự án vừa kể.

Đây là một điểm đáng chú ý trong Dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số - một dự luật được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ số, từng bước chuyển dịch từ lắp ráp, gia công sang sáng tạo, thiết kế, tích hợp, sản xuất, làm chủ công nghệ lõi tại Việt Nam. Trong đó, trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghiệp bán dẫn là 2 "chìa khóa" quan trọng thúc đẩy chuyển đổi số

Sau 6 năm, bóng đá Philippines một lần nữa vượt qua vòng bảng ASEAN Cup. Quốc đảo Đông Nam Á chỉ cách Hà Nội 3 giờ di chuyển bằng máy bay, nhưng còn rất nhiều điều người Việt Nam không biết về Philippines, nơi bóng đá chưa bao giờ là môn thể thao vua.

Đảm nhận vị trí "ghế nóng" tại xã miền núi còn nhiều khó khăn vốn là điểm nóng về ma túy của huyện Tương Dương, song với sự nhiệt huyết, tận tâm trong công việc và hết lòng vì nhân dân, Thượng úy Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1992) - Trưởng Công an xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An đã góp phần quan trọng "chuyển hóa" vùng "đất dữ" nơi đây, như lời bà con đã nói "Chú Hùng có mặt ở đâu là người dân yên tâm ở đấy".

Đầu tháng 12/2024, sau nhiều ngày theo dõi, nắm tình hình trên địa bàn TP Đồng Xoài, các trinh sát Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Phước đã lần được manh mối đường dây hoạt động mại dâm có tổ chức rất kín kẽ. Tất cả các giao dịch, môi giới, lựa chọn gái bán dâm đều thực hiện bằng các trang web thông qua môi trường mạng.

Cục Cảnh sát điều tra (CSĐT) tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Bộ Công an) đã triển khai công tác nghiệp vụ đấu tranh, làm rõ 3 đường dây buôn lậu hàng nghìn tấn vàng, trị giá hàng nghìn tỷ đồng từ Campuchia và Trung Quốc về Việt Nam qua khu vực biên giới các tỉnh Long An, An Giang và Lào Cai, đưa về tiêu thụ tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trên cả nước.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文