Tai nạn đường thủy rình rập tại các gầm cầu

18:43 17/10/2009
Vừa qua, tại Hà Nội, một nghiên cứu cho thấy, tai nạn giao thông đường thủy (TNGTĐT) có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khi đi qua một số cây cầu như cầu Long Biên, Cầu Chương Dương, Cầu Đuống... Bởi đây là những cây cầu có khoảng tĩnh không thấp. Về mùa lũ phương tiện tàu thuyền rất khó qua lại, làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Hiện nay, hệ thống cầu trên địa bàn Hà Nội nằm rải rác trên 4 tuyến sông do Trung ương quản lý và 4 tuyến sông do địa phương quản lý với chiều dài 120km. Tuy nhiên, chỉ tính riêng sông Hồng và sông Đuống (có chiều dài 60km) thì đã có 6 cầu vượt sông và 2 cầu đang xây dựng, ngoài ra còn có tới 61 kè, 5 cảng lớn và 84 bến thủy nội địa.

Điều này cho thấy, sự phát triển không ngừng của giao thông đường thủy TP Hà Nội trong thời gian qua. Thế nhưng, đối lập với sự phát triển về phương tiện, các bến bãi đường thủy thì hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn chưa theo kịp.

Phương tiện thủy qua cầu Long Biên vào mùa mưa lũ nếu không cẩn thận sẽ dễ gặp nạn.

Qua phân tích các vụ TNGT đường thủy xảy ra tại địa bàn Hà Nội từ những năm trước cho thấy, các vụ TNGT xảy ra tại khu vực cầu vượt sông chiếm tới 80%. Thời gian chủ yếu xảy ra vào mùa bão lũ, từ tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Nguyên nhân chủ quan cũng có, nhưng nguyên nhân khách quan tác động trực tiếp đến quá trình gây ra TNGT là các khoang thông thuyền có khoảng tĩnh không thấp, khẩu độ nhỏ thường chỉ khoảng 100m. Về mùa lũ nước chảy xiết, sức máy không thắng nổi sức nước, phương tiện qua lại một số cầu rất dễ xảy ra TNGT nhất là cầu Đuống và cầu Long Biên.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, ngành GTVT đã có phương án bố trí lực lượng và phương tiện điều tiết sự đi lại ở các cầu vượt sông. Trong phương án khống chế điều tiết hàng năm trên các tuyến sông ở Hà Nội được các cơ quan chức năng đưa ra, đó là: Ngoài quy định biển hiệu chỉ dẫn thì việc cấm luồng, chỉnh trị luồng… phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng cho người tham gia giao thông biết khi điều khiển các phương tiện qua các cầu vượt sông. Đồng thời, quy định điểm tập kết phương tiện cách vị trí các cầu phải từ 2 km trở lên để khi có sự cố, việc xử lý tình huống được dễ dàng hơn...

Thế nhưng theo Thiếu tướng Nguyễn Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục CSGT đường thuỷ, thì để duy trì kết quả và làm tốt công tác phối hợp điều tiết, khống chế nhằm làm giảm thiểu TNGT, các đơn vị quản lý đường sông cần nghiên cứu đầu tư các loại phương tiện hiện đại hơn sao cho vừa có tính năng điều tiết, vừa có tính năng cứu hộ, cứu nạn để thay thế các phương tiện cũ, ít công dụng hiện nay, nếu không giải pháp trên chỉ mang tính nhất thời.

Sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm trật tự ATGT đường thuỷ nội địa

Nhằm đảm bảo giữ gìn ATGT đường thủy, Sở GTVT vừa được UBND TP Hà Nội giao nhiệm vụ từ nay đến cuối năm phải chủ trì, phối hợp với Công an TP, UBND các quận, huyện kiểm tra việc cấp phép mở bến, kiểm tra việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông thủy. Kiên quyết không cấp phép mở bến không đủ điều kiện theo quy định, đình chỉ các phương tiện thủy nội địa không đăng ký, đăng kiểm và không đảm bảo an toàn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, phải kiên quyết đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế tạo các loại phương tiện giao thông thủy trái phép theo Nghị định 32/CP của Chính phủ. Chủ động phối hợp với Sở Xây dựng, Công an TP, lực lượng của Bộ GTVT, Bộ Công an để xử lý các vi phạm về công trình bến bãi, phương tiện để đảm bảo ATGT đường thủy nội địa. Đồng thời, tập trung rà soát việc cấp giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản để chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo an toàn cho đê, kè, luồng, lạch…

PV

T.Huyền

Công an tỉnh Nghệ An và Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) đồng chủ trì vừa đánh sập đường dây tội phạm xuyên quốc gia, bắt 12 đối tượng điều hành, quản lý website "Thiendia2.cc" (hơn 1,1 triệu thành viên trên toàn cầu) truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng internet (đã tán phát trên 19 triệu nội dung đồi trụy với hàng trăm triệu lượt truy cập). ''

Trung tá Hoàng Anh Công Minh đang làm nhiệm vụ đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra thì đối tượng Phạm Ngọc An (SN 2001, trú xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế) điều khiển phương tiện, phía sau chở Trương Ngọc Thảo Nhi (SN 2009) tông thẳng vào Trung tá Minh khiến anh ngã xuống đường, bị thương.

Chiều 28/4, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa bắt tạm giam Lê Thị Thanh Nghi (SN 1985, ngụ phường An Bình, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) và Nguyễn Đăng Trình (SN 1983, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Chiều 28/4, thông tin từ Uỷ ban ATGT Quốc gia cho biết, trong ngày thứ 2 của kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5,  toàn quốc xảy ra 71 vụ tai nạn giao thông, làm chết 20 người, bị thương 68 người.Cùng ngày, lực lượng CSGT toàn quốc đã xử lý 14.515 trường hợp vi phạm Luật giao thông và ra quyết định xử phạt 31 tỷ 830 triệu đồng.

Ngày 28/4, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở đối với đối tượng Dương Minh Cường về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

“Ngày 3/8/1967, đánh CLB sỹ quan Mỹ (N.O.C) diệt trên 200 tên. Thị ủy Nha Trang đánh giá thắng lợi này rất cao. Những người tham gia trận đánh như Hoài Phong, Lê Thị Mai, Trần Kim Hùng, Bùi Chạn, Trần Thanh Châu (tức Mỹ) đã được tặng tưởng Huân chương chiến công”. Lịch sử Đảng bộ TP Nha Trang giai đoạn 1925 - 1975, trang 205 viết ngắn gọn như vậy.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文