Tai nạn thương tích ở trẻ ngày càng tăng

10:56 25/08/2008

Thống kê chi tiết từ Sở Y tế TP HCM từ 2005 tới nay: TNTT đang ngày một tăng lên. Năm 2005 hơn 39.000 ca bị tai nạn làm chết 68 trẻ thì đến 2006 có gần 44.000 ca làm chết 87 trẻ và năm 2007 xấp xỉ 43.000 ca làm 107 trẻ chết.

Trong buổi làm việc với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh ngày 21/8, các đại biểu Ban VHXH - HĐND TP Hồ Chí Minh đều giật mình với những con số tai nạn thương tích (TNTT) ở trẻ mà Sở Y tế và Ban chỉ đạo phòng chống TNTT TP báo cáo. Số liệu thống kê cho hay, từ năm 2005 tới nay TNTT đã làm tử vong hàng trăm trẻ/năm từ 0 tới 14 tuổi. Số trường hợp tử vong do TNTT TE năm sau đều tăng gấp đôi năm trước.

Những con số đau lòng!

Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008, tại TP Hồ Chí Minh đã có 16.171 trẻ em bị TNTT phải nhập viện điều trị, trong đó có 31 trẻ đã tử vong ở độ tuổi từ 0-4. BTheo bà Nguyễn Thị Ngọc - BV Chấn thương chỉnh hình, thì địa điểm xảy ra tai nạn và chết đều tập trung nhiều tại nhà với 11.548 ca. Trong đó 4 trẻ tử vong. Còn lại là xảy ra trên đường đi với hơn 3.100 ca bị tai nạn và 23 ca tử vong. Trong tổng số ca cấp cứu ở các bệnh viện thì bộ phận ảnh hưởng do TNTT tập trung nhiều ở chân, tay với hơn 13 ca mắc, tiếp đến là đầu, mặt, cổ và đa chấn thương.

BV Chấn thương chỉnh hình TP thống kê thấy: trẻ bị ngã chiếm 11.155 ca là nguyên nhân chính dẫn đến TNTT, tiếp đến là TNGT, hóc dị vật và sét đánh, nhà sập… chiếm hơn 4.000 ca. Đặc biệt, 6 tháng đầu năm đã ghi nhận 215 trẻ bị thương, đa chấn thương do bạo lực trong gia đình, 1 trẻ đã chết vì bạo lực gia đình.

Ghi nhận từ BV Nhi đồng 1 năm 2007 đã có hơn 30.000 lượt bệnh nhi đến khám, trong đó có 3.000 trẻ nhập viện vì TNTT và 79 trẻ tử vong do TN gây nên: Bỏng, ngã, ngộ độc, rắn cắn... Chỉ tính riêng trong 7 tháng đầu năm 2008, tại BVNĐ 1 đã tiếp nhận 2.000 trẻ bị TNTT, trong đó có 82 trẻ bị ngộ độc nặng và 59 trẻ bị rắn cắn.

Tại BVNĐ 2 chỉ trong năm 2007, nơi đây đã tiếp nhận 8.180 trẻ bị TNTT, trong đó có 763 trường hợp do TNGT và 33 trường hợp bị bạo hành gia đình... 6 tháng đầu năm 2008 BV này đã phải tiếp nhận, điều trị 2.612 trẻ bị TNTT.

Riêng thống kê chi tiết từ Sở Y tế TP Hồ Chí Minh (qua các BV báo cáo lên) từ 2005 tới nay: TNTT đang ngày một tăng lên. Năm 2005 hơn 39.000 ca bị tai nạn làm chết 68 trẻ thì đến 2006 có gần 44.000 ca làm chết 87 trẻ và năm 2007 xấp xỉ 43.000 ca làm 107 trẻ chết.

Chương trình quốc gia còn bị bỏ ngỏ!

Thực hiện QĐ 197 của Chính phủ về chương trình phòng chống TNTT cho trẻ em phải được coi là chương trình quốc gia, ngay từ tháng 11/2007, sau khi làm việc với các sở ngành, Ban VHXH- HĐND TP Hồ Chí Minh đã có buổi làm việc với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh về tình hình TNTT ở trẻ em. Theo phân công, phân nhiệm, ông Nguyễn Thế Dũng, nguyên Giám đốc Sở Y tế làm Trưởng ban chỉ đạo và ông Lê Trường Giang - Phó Giám đốc Sở Y tế giữ chức Phó ban chỉ đạo phòng chống TNTT theo Quyết định thành lập của UBND TP Hồ Chí Minh. Song trả lời chất vấn của Ban VHXH-HĐND sáng 21/8 cho thấy qua hơn 5 năm thành lập với đầy đủ thành phần nhưng Ban này hiện… chưa có cán bộ chuyên trách, không có cơ chế phối hợp.

Cho tới hiện tại, nguyên Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thế Dũng vẫn còn được… làm Trưởng ban, đó là chưa kể rất nhiều thành viên trong ban đã chuyển công tác, về hưu...

Đáng lo ngại hơn về số ca TNTT trong nhà trường cũng gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2008, nhất là TN do chết đuối sông hồ… 

Ông Nguyễn Văn Minh - Phó Ban VHXH nói: Gần như Ban chỉ đạo này không hoạt động và không ai quan tâm. 

Giám đốc Sở Y tế - Bác sĩ Nguyễn Văn Châu - thừa nhận những thiếu sót của ngành với công tác phòng chống TNTT tại TP trong thời gian qua, trong đó cho rằng có nhiều nguyên nhân. TNTT là vấn đề mang tính chất xã hội, hơn cả vấn đề VSATTP.

Do đó một mặt ngành Y tế TP sẽ có báo cáo đầy đủ với HĐND TP xung quanh những khó khăn của công tác này cũng như có tờ trình sớm với UBND TP về những giải pháp nhằm làm giảm thiểu TNTT ở trẻ em trong thời gian tới.

Và ông cũng đề nghị UBND TP củng cố lại Ban chỉ đạo cũng như kiến nghị tăng cường ngân sách cho chương trình phòng chống TNTT ở quận, huyện

Nga Huyền

Một thỏa thuận ngừng bắn nhằm chấm dứt hơn một năm giao tranh xuyên biên giới giữa Israel và nhóm chiến binh Hezbollah đã giành được sự ủng hộ từ các nhà lãnh đạo Israel, làm dấy lên cả hy vọng lẫn những câu hỏi tại một khu vực đang bị chiến tranh tàn phá.

Theo báo cáo của Chính phủ, công tác giải phóng mặt bằng vẫn là khâu khó khăn, phức tạp nhất, ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, chất lượng các dự án, trong đó có dự án cao tốc Bắc - Nam. Vậy nhưng đến nay, các địa phương đã hoàn thành giải phóng mặt bằng và bàn giao 720,4/721,25km (đạt khoảng 99,9%), trong đó, nhiều địa phương đã bàn giao 100% mặt bằng.

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tuyển dụng việc làm tăng cao, cùng với đó nhu cầu tìm việc làm cũng tăng, nhất là đối với những lao động muốn tìm kiếm việc làm thời vụ để có thêm tiền trang trải dịp Tết. Nắm bắt được tâm lý của người lao động, các đối tượng lừa đảo đã dùng nhiều hình thức tinh vi để lôi kéo, dụ dỗ.

Đội tuyển Việt Nam đang trong quá trình chuẩn bị cho AFF Cup 2024. Nhiệm vụ của ông Kim Sang-sik và ban huấn luyện không chỉ xây dựng đội hình mà còn phải tìm ra một đội trưởng mới.

Tính từ đầu năm đến nay, nhờ xử lý quyết liệt, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT), trật tự xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh cơ bản được giữ vững ổn định, hoạt động giao thông thông suốt. Không xảy ra ùn tắc, đua xe trái phép, gây mất trật tự công cộng. Thế nhưng, Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh bày tỏ: “Xử lý vi phạm nhiều mà tai nạn vẫn diễn biến phức tạp, chúng tôi còn trăn trở lắm”.

Mặc dù việc vỡ hụi diễn ra ở nhiều nơi đã được cơ quan Công an và báo đài đăng tải thông tin cảnh báo, nhưng không ít người vẫn mất cảnh giác, đặt lòng tin quá mức vào chủ hụi, khiến không ít người rơi vào tình cảnh khó khăn, mất tiền.

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文