Tan hoang những cánh rừng giáp ranh Đắk Lắk – Khánh Hòa

11:00 12/06/2014
Thời gian gần đây, tình trạng tàn phá rừng lấy đất sản xuất tại khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa diễn ra khá công khai, thế nhưng không thấy chính quyền địa phương và cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhiều hộ dân di cư tự do đến khu vực này, để có đất làm nương rẫy, họ đã phá rừng. Trong khi đó, 9.345ha (chủ yếu là rừng và đất lâm nghiệp) nơi đây chưa được phân định rõ quyền quản lý…

Một ngày đầu tháng 6/2014, nhận được tin báo của quần chúng, nhóm phóng viên chúng tôi vượt hơn 100km từ TP Buôn Ma Thuột về xã Ea Trang, huyện MĐrắk (Đắk Lắk) để tìm hiểu tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh giữa Đắk Lắk và Khánh Hòa. Từ UBND xã Ea Trang, men theo QL26, đi xuôi hơn 10km, chúng tôi có mặt tại hai dãy núi Mẹ Bồng Con và Cư Mư. Men theo con đường rừng ngoằn ngoèo hơn 1km, trước mặt chúng tôi là cảnh hàng trăm hécta rừng tự nhiên mới bị người dân cạo trọc, chuẩn bị cho việc trồng tỉa vụ mới khi có mưa.

Hàng trăm cây rừng bị cưa đốn ngổn ngang, đốt cháy nham nhở. Nhìn một phần ngọn núi có độ dốc lớn bị cạo trọc, chúng tôi hình dung ra phần nào tác hại và những cái giá phải trả của chính con người khi ra tay triệt hạ rừng nơi đây.

Một lán trại mọc ngay giữa rừng chuẩn bị giống cho một vụ gieo trồng mới.

Qua tìm hiểu được biết, trong tổng số 9.345ha đất tự nhiên ở khu vực chưa xác định được ranh giới giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa nằm trên địa bàn các xã Ea Trang, huyện MĐrắk (Đắk Lắk) và xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), lại do tỉnh Đắk Lắk quản lý theo hiện trạng từ năm 1977. Chính do hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa chưa thống nhất được phương án giải quyết địa giới hành chính nên việc quản lý đất đai, nhất là quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên ở khu vực này bị buông lỏng, thậm chí là thiếu trách nhiệm.

Trao đổi với ông Y Liêm Byă, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Trang cho biết: “Ea Trang là xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, dân số 1.052 hộ với 5.120 nhân khẩu, trong đó có 169 hộ với 947 nhân khẩu là dân di cư tự do. Toàn xã có diện tích rừng là 23.000ha (tổng diện tích tự nhiên 265.093ha), trong đó Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu quản lý 10.892ha; Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp MĐrắk quản lý 8.632ha; phần còn lại UBND tỉnh Đắk Lắk giao cho một số doanh nghiệp thực hiện dự án trồng và chăm sóc rừng. Hiện nay, toàn xã vẫn còn 32% số hộ thuộc diện nghèo, 70 hộ thiếu đất sản xuất và 41 hộ thiếu đất ở. Chính vì vậy, việc người dân lén lút chặt phá rừng lấy đất sản xuất là không tránh khỏi, khi chính quyền địa phương phát hiện được thì sự việc đã rồi”.

Còn ông Y Thu Niê, cán bộ kiểm lâm huyện lại cho rằng: Ngoài sự buông lỏng quản lý rừng và đất lâm nghiệp của các chủ rừng như: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp MĐắk, Ban Quản lý rừng phòng hộ Núi Vọng Phu, Công ty TNHH Tam Phát, thì còn do áp lực về đất của số dân di cư tự do mới chuyển đến và số hộ dân còn thiếu đất sản xuất. Việc phát hiện và xử lý những vụ phá rừng của các hộ dân di cư tự do đã và đang gây nhiều khó khăn cho cơ quan chức năng. Đó là sự bất đồng về ngôn ngữ, hơn nữa những hộ phá rừng lại thuộc diện nghèo, không có tài sản, nên việc xử phạt hành chính cũng không có tác dụng.

Ngoài ra, khu vực này có địa hình đồi núi dốc, chỉ có một con đường mòn từ chân núi lên đỉnh núi, lực lượng tuần tra bảo vệ rừng rất khó phát hiện những hành vi phá rừng. Thậm chí khi phát hiện các đối tượng phá rừng, lực lượng chức năng cơ động đến nơi thì họ đã kịp tẩu thoát khỏi hiện trường, khiến cho nhiều khu rừng bị phá mà không biết, không bắt được đối tượng. Chính vì vậy, từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn xã Ea Trang đã xảy ra hàng chục vụ phá rừng làm nương rẫy với diện tích rừng bị phá trắng 14ha, trong đó có 3,8ha nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk với Khánh Hòa. Nếu cộng lũy kế từ trước đến nay, thì trên địa bàn các xã Ea Trang (MĐrắk) và Ninh Tây (Ninh Hòa) có tới hàng trăm hécta rừng bị phá làm nương, rẫy.

Từ thực tế đang diễn ra tại khu rừng thuộc khu vực núi Mẹ Bồng Con, Cư Mư, Cư Pao và Cư San, chúng tôi cho rằng, muốn ngăn chặn được nạn phá rừng, trước hết cần nhanh chóng phân định rõ địa giới hành chính giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa. Việc làm này sẽ khắc phục được khoảng trống về quản lý địa giới và góp phần ngăn chặn được nạn phá rừng lấy đất sản xuất tràn lan, hoặc sang nhượng trái phép một cách vô tội vạ như hiện nay. Cùng với đó, chính quyền các cấp, nhất là cấp xã cần phối hợp chặt chẽ với chủ rừng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, đồng thời xử lý nghiêm những hành vi phá rừng, mua bán và khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép

V.T.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文