Tăng viện phí khi các bệnh viện được tự chủ

13:04 15/10/2011
TS. Lý Ngọc Kính, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Y tế Việt Nam cho biết, việc các BV được giao quyền tự chủ là một bước tiến đáng ghi nhận, khắc phục được những hạn chế của cơ chế bao cấp. Nhờ đó, hệ thống KCB đã phát triển cả về qui mô và trình độ chuyên môn kỹ thuật và khắc phục sự trì trệ, lãng phí vốn có.

Tăng viện phí trong bối cảnh các bệnh viện (BV) đang được đẩy mạnh giao quyền tự chủ theo Nghị định 43, liệu có khiến bệnh nhân thêm gánh nặng vì BV sẽ "tận thu" nhằm tăng lợi ích? Để tìm hiểu vấn đề này, PV Báo CAND đã có cuộc trao đổi với TS Lý Ngọc Kính, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Y tế Việt Nam:

PV: Thưa ông, quan điểm của ông trước những ý kiến lo ngại về việc tăng viện phí trong bối cảnh các BV được giao quyền tự chủ, chỉ làm lợi thêm cho các BV?

TS. Lý Ngọc Kính: Việc các BV được giao quyền tự chủ là một bước tiến đáng ghi nhận, khắc phục được những hạn chế của cơ chế bao cấp: tạo ra sự năng động cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Nhờ đó, hệ thống KCB đã phát triển cả về qui mô và trình độ chuyên môn kỹ thuật và khắc phục sự trì trệ, lãng phí vốn có. Các thầy thuốc muốn có tay nghề cao, BV phải cho đi đào tạo để đáp ứng yêu cầu chuyên môn, kỹ thuật mới. Các BV có sự cạnh tranh lành mạnh, nhờ đó, hệ thống y tế đã phát triển mạnh mẽ, nhiều kỹ thuật ngang tầm khu vực và thế giới như lĩnh vực can thiệp tim mạch, ghép tạng, vi phẫu… được ứng dụng ở BV Nhi TW, BV Việt Đức, Bạch Mai, Chợ Rẫy, TW Huế v.v… và cán bộ y tế nhiều nước đã đến Việt Nam học hỏi.

Tuy nhiên, việc chậm đổi mới cơ chế đã khiến quá trình thực hiện cơ chế tự chủ bộc lộ một số nhược điểm, khi mục tiêu của các BV là tăng thu kinh phí, thay cho mục tiêu phục vụ người bệnh. Đó là tình trạng lạm dụng thuốc, lạm dụng kỹ thuật cao, lạm dụng xét nghiệm diễn ra khá phổ biến. Các BV không công nhận xét nghiệm của nhau, buộc bệnh nhân phải làm xét nghiệm nhiều lần, nhiều bệnh điều trị bằng thuốc thông thường cũng khỏi, nhưng bác sĩ vẫn kê đơn thuốc đắt tiền để được hưởng hoa hồng do các công ty dược trả. Hiện nay, vấn đề lạm dụng xét nghiệm, thuốc và kỹ thuật cao là tồn tại lớn nhất của các BV, khiến ngành Y tế trăn trở tìm giải pháp khắc phục.

PV: Hầu hết lãnh đạo các BV không có kinh nghiệm quản lý, nhất là về kinh tế, việc giao quyền tự chủ có nảy sinh nhiều vấn đề gây thiệt thòi cho người bệnh?

TS. Lý Ngọc Kính: Được giao quyền tự chủ, nhiều BV đã liên doanh liên kết để phát triển kỹ thuật. Nhưng do thiếu kinh nghiệm quản lý, nên khi ký kết, đại đa số giám đốc các BV bị "hớ" khi không tính đến giá trị rất lớn là thương hiệu của BV, nên chỉ thống nhất phần BV được hưởng là 30% doanh thu, còn đơn vị có thiết bị hưởng 70%. Tỉ lệ này rất vu vơ, không căn cứ trên cơ sở tính toán nào. Cũng do thiếu kinh nghiệm quản lý, nên lãnh đạo BV đôn đốc thu hồi sớm khấu hao máy móc, bằng việc tăng tần suất sử dụng máy, khiến nhiều người bệnh dù không cần thiết vẫn phải sử dụng. Nhiều BV xây dựng khu vực KCB theo yêu cầu, nhằm có nguồn thu, nhưng lại không minh bạch, lẫn lộn giữa công và tư.

Trong bối cảnh khung viện phí thấp, BHYT khống chế thuốc và vật tư tiêu hao, nên người bệnh phải tự mua nhiều thứ, còn BV cũng phải bù chi về kỹ thuật cao, điện, nước… cho bệnh nhân BHYT. Ví dụ một giường cấp cứu ở BV Bạch Mai có thiết bị hiện đại, giá hơn 200.000đ/ngày nằm, nhưng BHYT chỉ thanh toán 18.000 đồng… Để bù lại, BV phải tăng cường khám dịch vụ và thế là cái vòng luẩn quẩn lại đến, với việc lạm dụng xét nghiệm, lạm dụng kỹ thuật cao.

TS Lý Ngọc Kính.

PV: Không lẽ, ngành Y tế bó tay trước thực trạng này, thưa ông?

TS. Lý Ngọc Kính: Vấn đề lạm dụng thuốc, kỹ thuật cao trong điều trị được ngành y tế quan tâm từ lâu, nên đã nghiên cứu và thực hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn. Biện pháp trước hết là thay đổi cơ chế chi trả, tức là chi trả với phương thức trọn gói theo nhóm bệnh, ví dụ bệnh nhân mổ ruột thừa, mổ đẻ… có quy trình kỹ thuật và sử dụng lượng thuốc tương đương, được trả cùng một giá như nhau. Chúng tôi đã thí điểm chi trả theo nhóm ở một số BV như Thanh Nhàn, Sơn Tây…

PV: Việc tăng viện phí sẽ ảnh hưởng lớn đến người bệnh, trong khi đó, BHXH Việt Nam lại đề nghị tăng mức đóng BHYT từ 4,5% lên 6% mức lương tối thiểu. ý kiến của ông về vấn đề này?

TS. Lý Ngọc Kính: Theo tôi không thể tăng mức đóng BHYT đồng thời với tăng viện phí, vì như thế là tăng viện phí "kép". Bởi vì bệnh nhân có BHYT vẫn phải đồng chi trả 5%-20%. Nhà nước sẽ có trách nhiệm bù cho phần Quỹ BHYT nếu bị hụt khi viện phí tăng, chứ không nên để người dân phải đóng thêm phí BHYT trong giai đoạn hiện nay. Để bớt gánh nặng cho người nghèo cần sử dụng quỹ 139 hỗ trợ bệnh nhân nghèo, người mắc bệnh mãn tính, người bệnh có chi phí điều trị lớn không có khả năng chi trả... Vì BV có thể miễn phí tiền điều trị, tiền phẫu thuật nhưng không thể miễn tiền sử dụng các kỹ thuật có chi phí cao…

PV: Xin cảm ơn ông!

Thanh Hằng (thực hiện)

Để đảm bảo an ninh ở mức cao nhất chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Công an TP Hà Nội đã triển khai cắm chốt làm nhiệm vụ từ sớm, nắm chắc phương án bảo vệ, phân luồng giao thông; tuyên truyền nhắc nhở nhân dân nơi đoàn di chuyển qua tuân thủ quy định, nguyên tắc bảo vệ an ninh cũng như xử lý các tình huống phát sinh...

Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm" sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 14-17/4/2025. Sự kiện có sự tham dự của khoảng 1.000 đại biểu quốc tế. Công tác đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn cho Hội nghị có ý nghĩa to lớn, góp phần tổ chức thành công sự kiện đối ngoại quan trọng của đất nước.

Ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Tổng Công ty Chè, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng.

Gia đình cựu Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết vừa khắc phục thêm 100 tỷ đồng cho bị cáo, nâng tổng số tiền đã khắc phục hậu quả vụ án lên 1.072 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng số tiền mà bị cáo Quyết phải khắc phục là khoảng 2.400 tỷ đồng. Như vậy, còn gần 1.400 tỷ đồng bao gồm tất cả các khoản tiền mà bị cáo Quyết phải bồi thường.

Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (TP Hà Nội), chương trình "Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Trung Quốc" lần thứ 24, năm 2025 đã khai mạc trọng thể với chủ đề "Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng". Chương trình đã đón 100 đại biểu thanh niên ưu tú Trung Quốc, diễn ra dưới hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến đến tất cả các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Sau 1 tuần ăn lòng lợn, người đàn ông 49 tuổi ở Thái Bình xuất hiện sốt cao, đau bụng dữ dội, tiêu chảy nặng, tụt huyết áp, toàn thân nổi ban xuất huyết, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. 

Tại Hội nghị giao ban và cung cấp thông tin báo chí định kỳ tháng 4/2025, Chi Cục Thuế khu vực 13 (trước đây là Cục thuế tỉnh Lâm Đồng) đã có thông tin chính thức về việc bị Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Đà Lạt tố cáo đoàn thanh tra của đơn vị có hành vi giả mạo trong công tác, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文