Tàu cá ngư dân Quảng Ngãi lại bị tấn công, cướp phá tài sản ở vùng biển Hoàng Sa

08:44 24/03/2016
Anh Nguyên và các ngư dân trình báo cơ quan chức năng về việc bị tàu Trung Quốc tấn công cắt lưới, cướp ngư cụ và hải sản trên vùng biển truyền thống Hoàng Sa, Việt Nam.


Sáng 23-3, tàu cá số hiệu QNg 90319TS, do ngư dân Phạm Nguyên (42 tuổi, trú thôn Định Tân, xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi) làm thuyền trưởng, cũng là chủ tàu, cùng 6 thuyền viên, từ vùng biển Hoàng Sa về cập cảng Sa Kỳ, Bình Sơn. 

Anh Nguyên và các ngư dân trình báo cơ quan chức năng về việc bị tàu Trung Quốc tấn công cắt lưới, cướp ngư cụ và hải sản trên vùng biển truyền thống Hoàng Sa, Việt Nam. Cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Tịnh Kỳ, TP Quảng Ngãi nhanh chóng ghi nhận tình hình và kiểm tra ngư lưới cụ bị cắt phá…

Theo lời kể của anh Nguyên, vào ngày 3-3, tàu cá của anh xuất phát từ cảng Sa Kỳ ra vùng biển Hoàng Sa, hành nghề lưới rê. Đến khoảng 14h chiều 6-3, khi tàu của anh cùng tàu cá QNg 90811TS của ông Phạm Cảnh (trú cùng xã Bình Châu) đang ở tọa độ 1621 độ vĩ Bắc, 11230 độ kinh Đông, gần đảo Linh Côn, thuộc quần đảo Hoàng Sa, thì bất ngờ xuất hiện một tàu Trung Quốc màu xám, mang số hiệu 46106, nổ máy rẽ nước tiến gần. 

Tàu QNg 90319TS của ngư dân Phạm Nguyên trở về cập cảng Sa Kỳ.

Sau đó, các đối tượng trên tàu Trung Quốc mang theo súng, dao đi canô áp sát tàu của ông Cảnh; leo lên đe dọa, khống chế ngư dân dồn về phía mũi tàu để cướp tài sản. Những đối tượng còn lại từ tàu 46106 áp sát tàu của ông Nguyên, leo lên dùng súng và dao tấn công ngư dân tàu này.

Anh Nguyễn Bạo, ngư dân đi tàu QNg 90319TS, kể lại: “Lúc họ khống chế áp sát tàu cá anh em tui, bọn người trên tàu Trung Quốc mặc đồ rằn ri ùa lên tàu cá, với vẻ mặt hung ác, nạt nộ bằng tiếng Trung Quốc, ra hiệu tất cả anh em tui dồn lên phía trước ca-bin. Sau đó, bọn chúng bắt tất cả anh em tui để hai tay sau đầu. 

Bọn chúng tỏ thái độ hể hả, tung lưới trên tàu lên rồi thi nhau cắt phá và dùng cây sắt dài đâm vào các khoang cá. Đập phá thỏa thích, bọn chúng lên cabin lấy tất cả tài sản như lưới, bộ câu, két đựng cá và lấy luôn cả hải sản anh em tui vừa đánh bắt được đưa sang tàu của bọn chúng”.

Phẫn nộ hơn, sau khi cướp, đập phá tài sản trên tàu cá QNg 90319TS, các đối tượng còn bắt thuyền trưởng Nguyên đưa sang tàu Trung Quốc. Tại đây, bọn chúng hăm dọa và ép anh Nguyên ký vào tờ giấy có chữ Trung Quốc. Sau hơn 4 giờ đồng hồ, tàu Trung Quốc tấn công, khống chế bắt giữ, đến chiều tối cùng ngày, các ngư dân và tàu cá QNg 90319TS mới được bọn chúng thả về.

Theo anh Nguyên, phiên biển bị cướp, phá thiệt hại nặng nề tài sản. Các ngư dân trên tàu đành phải lấy những mảnh lưới bị cắt rách, nhưng còn có thể dùng được, đem khâu lại tại chỗ, để tranh thủ bắt hải sản, với mong muốn bù đắp phần nào thiệt hại do các đối tượng tàu Trung Quốc gây ra. Tuy nhiên, số hải sản đánh bắt được cũng không đáng kể. “Bây giờ không biết sao đây khi 7 gia đình ngư dân đi tàu không thể tiếp tục theo tàu ra khơi vì ngư lưới cụ bị cướp, phá hư hỏng nặng nề”, anh Nguyên chua xót nói.

Được biết, năm 2015, tàu cá QNg 90319TS của anh Nguyên cũng bị phía Trung Quốc tấn công gây hư hỏng tại vùng biển Hoàng Sa. Tuy nhiên, anh và các ngư dân vẫn gom góp tiền bạc sửa chữa tàu cá, bất chấp sự đe dọa để trở lại đánh bắt trên vùng biển truyền thống Hoàng Sa, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc… 

Thời gian gần đây, đã có nhiều tàu cá ngư dân ở miền Trung bị Trung Quốc tấn công trên vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, gây phẫn nộ, bức xúc trong dư luận.

T.Câu

Thời gian gần đây, nhiều địa phương trong cả nước liên tục ghi nhận các vụ việc đua xe trái phép do nhóm thanh, thiếu niên thực hiện. Không chỉ gây nguy hiểm cho chính người tham gia, hành vi này còn là mối đe dọa trực tiếp đến an toàn giao thông, trật tự xã hội và sự bình yên của cộng đồng. 

Ngày 16/11, Cục CSGT cho biết, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 6 (Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục CSGT) đang củng cố hồ sơ xử lý một tài xế ô tô dừng xe ở làn khẩn cấp cao tốc Vĩnh Hảo-Phan Thiết để cả gia đình ngồi ăn tối.

Đại úy Lê Thị Hồng Lụa là cô giáo ở Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an. Ngoài truyền đạt kiến thức văn hóa cho học sinh, Đại úy Lê Thị Hồng Lụa còn uốn nắn, dạy dỗ, giáo dục những học sinh từ lầm lì, khép kín, ngỗ nghịch đi vào nền nếp, kỷ cương, trở thành người lương thiện để khi hết thời hạn, các em về với gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Nhiều năm miệt mài làm người “chở đò”, với biết bao tâm huyết, công sức, những kỷ niệm về sự hướng thiện của các em học sinh ở ngôi trường “đặc biệt” vẫn luôn là động lực để Đại úy Lê Thị Hồng Lụa thêm say mê, yêu quý nghề. 

Lúc 8h ngày 16/11, tại khu vực biên giới gần cột mốc 172, thuộc ấp Bình Quới, xã Phước Bình, thị xã Trảng Bàng (Tây Ninh), Đồn Biên phòng Phước Chỉ phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Tây Ninh và Công an thị xã Trảng Bàng bắt quả tang Xu Xin (SN 1997, quốc tịch Trung Quốc) nhập cảnh trái phép từ Campuchia vào Việt Nam.

Trận lũ quét xảy ra hôm 29/10 vừa qua đã để lại những hậu quả nặng nề về người và của, nằm ngoài tiên lượng của giới chức chính trị Tây Ban Nha và nghiêm trọng hơn, nó còn khiến cho giới chức chính trị Tây Ban Nha chỉ trích và đỗ lỗi cho nhau trong cách ứng phó thiên tai.

Ngày 16/11, Công an huyện Di Linh (Lâm Đồng) đã di lý đối tượng Bùi Văn Hồng (SN 1988), từ xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh về địa phương để điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Phòng, phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo BĐBP Hà Tĩnh, Phòng Cảnh sát kinh tế Công An tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Chi cục Hải Quan cửa khẩu quốc tế Cầu Treo bắt giữ 1 đối tượng vận chuyển trái phép 212 kg pháo hoa qua biên giới.

Trưa 16/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa phối hợp cùng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an) và các đơn vị nghiệp vụ liên quan triệt phá đường dây vận chuyển 58 kg ma túy.

Chủ đề thảo luận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 29 (COP29) là vấn đề tiền bạc. Ai sẽ chi trả cho các nước đang phát triển để giải quyết hậu quả của biến đổi khí hậu?

Dù 930 căn hộ đã được bàn giao cho cư dân từ năm 2019, nhưng đến tháng 5/2023 chủ đầu tư chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức là Công ty CP BĐS Hiệp Phú Land (HPL) mới có văn bản đề nghị UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các sở, ngành liên quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà (sổ hồng) cho cư dân. Tình trạng này khiến người mua nhà phản ứng gay gắt về việc chậm được cấp sổ hồng…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文