"Thầy giáo làng" 20 năm gieo chữ đầm Sam

16:10 03/12/2009
Lớp học tình thương đầm Sam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) của "thầy giáo làng" Trần Văn Hòa (47 tuổi) 20 năm nay đã xóa mù chữ cho hàng trăm trẻ em vạn đò, đưa nhiều em đến giảng đường đại học. Là một ngư dân quanh năm vật lộn nghề chài lưới nhưng thầy Hòa đã âm thầm cống hiến vì sự nghiệp con trẻ và góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con vạn đò đầm Sam.

Lớp học đặc biệt giữa mênh mông nước

Giữa một đầm lầy hôi hám, nước trắng xóa nổi lên một lớp học tình thương của trẻ em vạn đò các xã Phú Mỹ, Phú An, Phú Xuân… (huyện Phú Vang). Trong lớp, học sinh đen nhẻm, mắt sâu hoắm, thân hình gầy gò do nhọc nhằn sông nước. Đứa mặc quần dài, đứa quần cộc, đứa lấm lem bùn đất nhưng rất chăm chú học bài. Trên bục giảng, "thầy giáo làng" với bộ quần áo nồng mùi sông nước say sưa giảng. Xung quanh lớp là mấy chục chiếc đò của các gia đình có con em đến lớp.

Điều đặc biệt ở lớp học này là 30 học trò ngồi đối diện theo hai cái bảng đen ngược chiều. Hết giảng bên này, thầy lại nhanh chân quay 180 độ chạy về bảng kia trong sợ chờ đợi của học trò. Vì lớp học ghép nên có sự lạ như vậy.

Năm 1990, thương trẻ nghèo đầm Sam không có điều kiện đến trường, nhớ lại ngày tháng nhọc nhằn lội bùn gần 3km cõng con đi học, ngư dân Hòa quyết tâm làm cái việc không tưởng là mở lớp học. Nhưng lấy đâu ra kinh phí trong cái cộng đồng toàn người nghèo, cái ăn chẳng đủ nói chi đến quyên góp mở lớp học. Nghĩ nát óc, anh quyết định dùng căn nhà ngang của gia đình làm lớp học.

Anh chèo đò khắp nơi nhặt những mảnh ván, khúc gỗ… về nhà miệt mài đục, đẽo thành bàn ghế, bảng đen. Không còn lo chỗ học nhưng làm sao để vận động trẻ đến trường trong khi những đứa trẻ với cuộc sống trên đò, lênh đênh sông nước theo cha mẹ kiếm ăn. Chuyện học là thứ quá xa vời đối bà con các xã bãi ngang trên đầm Sam.

Thầy cặm cụi đến từng nhà chòi, từng chiếc đò thuyết phục phụ huynh, vận động con em đến lớp. Nghe anh khuyên nhủ về lợi ích của việc học và tin tưởng vào người từng phục vụ quân sự về, phụ huynh nhất trí cho con em đến lớp.

Ngày dạy học, đêm đánh cá

Anh nhớ những ngày đầu dạy học: "Trẻ ở đây sinh ra trên đò, lớn lên phải theo cha mẹ lênh đênh sông nước mưu sinh nên chẳng thiết đến chuyện học hành. Suốt 3 tháng đầu, tui phải nhiều lần đến từng nhà vận động cha mẹ mới cho con đến lớp, nhưng chỉ học được vài hôm lại bỏ học".

Mấy tuần đầu, lớp chỉ có 6 em và phải học ban đêm vì ban ngày trẻ em theo đò cùng cha mẹ. Thành công bước đầu cùng nhiệt huyết của anh Hòa khiến ngư dân vạn đò tin tưởng gửi con đến lớp càng đông. Sau 1 năm, lớp học đã kín chỗ, đi vào nền nếp. Thương cuộc sống vất vả, nghèo khó của thầy mà tự nguyện dạy học miễn phí, phụ huynh thỉnh thoảng mang biếu thầy con cá, con lươn, con trìa… làm lệ phí cho con em mình.

Thầy Hòa tận tụy chỉ bảo từng em.

Hàng trăm trẻ em từ chỗ không biết một chữ bẻ đôi đã biết đọc, biết viết, lại ngoan ngoãn hơn. Tiếng thơm của lớp học thầy Hòa lan khắp vùng. Năm 2000, Hội Cứu trợ trẻ em không cha mẹ (ACWP) đã hỗ trợ xây dựng phòng học kiên cố trong nhà anh Hòa trên cái nền lớp học cũ. Những năm gần đây, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục huyện Phú Vang đã có những hỗ trợ nhất định đối với "thầy giáo làng" gần 20 năm dạy học miễn phí này.

20 năm qua, thầy Hòa đã xóa mù chữ cho nhiều trẻ em đầm Sam không có điều kiện đến trường. Những học trò xưa học chữ thầy, lập gia đình, sinh con lại tiếp tục gửi gắm thầy Hòa dạy chữ. Phụ huynh Trần Thị Thúy, 30 tuổi vui mừng: "Trước đây, nhờ ơn thầy Hòa mà em biết chữ, nay vợ chồng em lại gửi 2 con xin thầy dạy. Chúng rất chăm học, ngoan ngoãn".

Tấm lòng cao cả, nhiệt huyết của thầy đã chắp cánh không biết bao nhiêu ước mơ của trẻ em vạn chài vào đời. Nhiều em hãnh diện bước lên giảng đường đại học, cao đẳng như Trần Văn Muống đang học Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đoàn Văn Cự học Đại học Khoa học Huế... và vô số những em đang học cao đẳng, các trường trung cấp nghề…

Thầy là một lão ngư chính hiệu. Ngày hai buổi dạy học, chiều tối, thầy lại cùng vợ con chèo đò ra đầm ngụp lặn dưới dòng nước lạnh lẽo, vẩn đục kiếm con cá, con lươn,… để lo cho cái ăn ngày mai. Anh kể: "Nghề sông nước phải đi ban đêm thì mới kiếm được ăn chú ạ!". Đối với anh, đứng lớp không chỉ chăm chăm với giáo án cũ kỹ, năm này qua năm khác mà phải thường xuyên tìm kiếm, mua sách giáo khoa, sách tham khảo, cập nhật thêm trên Internet…

Mãn nguyện về học trò của mình đã chăm chỉ học hành, biết chữ, ngoan ngoãn… nhưng thầy vẫn đau đáu về tình trạng học hành đứt gánh giữa chừng. Khi học xong ở đây, nhiều em không có điều kiện đi học tiếp. Đó là câu chuyện buồn của trẻ em vạn đò

Hoàng Quân

Theo điều tra, Công ty CP đầu tư xây dựng Hùng Phát Group (có địa chỉ tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông), nay đổi tên thành Công ty CP tập đoàn đầu tư Hùng Phát Group (địa chỉ số 6 phố Hoàng Sâm, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) do Lê Phú Long (SN 1989, quê quán tỉnh Thanh Hóa, trú tại huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội) là đại diện pháp luật.

Chiến thắng thuyết phục trước CLB Kaya Iloilo (Philippines) tối 9/1 giúp CLB Bóng đá Công an Hà Nội (CAHN) đã nối dài mạch trận ấn tượng tại ASEAN Club Championship 2024/2025. Trong chiến thắng đó bên cạnh nỗ lực thi đấu của toàn đội còn có phần đóng góp của những người hâm mộ Việt Nam trên đất Philippines.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 9/1 (giờ địa phương) cho biết rằng một cuộc họp giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin đang được sắp xếp, nhưng đảng Cộng hòa đến nay chưa đưa ra mốc thời gian cụ thể cho các cuộc đàm phán giữa hai nhà lãnh đạo.

Nhiều xe chữa cháy chuyên dụng cùng trang thiết bị hiện đại và hàng chục CBCS Cảnh sát PCCC và CNCH được huy động chiến đấu với "giặc lửa" tại hiện trường vụ hỏa hoạn ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội). May mắn không có thiệt hại về người.

Ngày 9/1 (giờ địa phương), Tổng tư lệnh quân đội Lebanon Joseph Aoun đã được bầu làm Tổng thống nước này, chấm dứt tình trạng bế tắc khiến Lebanon không có nguyên thủ quốc gia kể từ tháng 10/2022.

UBND TP Hải Phòng vừa có văn bản chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng UBND các quận, huyện liên quan nghiêm túc kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực đê điều và công trình thủy lợi theo kiến nghị của Thanh tra thành phố.

Chính phủ phấn đấu tăng trưởng kinh tế cả nước năm 2025 đạt trên mức 8% và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2026 - 2030 phấn đấu ở mức 2 con số. Như vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng trưởng điện gấp 1,5 lần, dự kiến bình quân hàng năm từ 12% đến trên 16%. Để đảm bảo cung ứng điện, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung nguồn lực, đẩy nhanh các dự án nguồn và lưới điện.

Không khí lạnh đã ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành ở miền Bắc khiến nền nhiệt xuống thấp, khu vực vùng núi nhiệt độ từ 11-14 độ, có nơi xuống dưới 5 độ C, trời rét đậm rét hại.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文