"Thiên đường" cò giữa lòng thành phố

18:48 12/07/2009
Nằm nép mình bên dòng sông Sài Gòn (phường Long Thạnh Mỹ quận Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh), tuy hình thành hơn hai thập kỷ nhưng vườn cò Tư Đê vẫn chưa được nhiều nguời biết đến. Nhờ vậy mà nơi đây vẫn giữ được nguyên vẻ hoang sơ của nơi đất lành… cò đậu.
>> “Ông lão vườn chim” ở Ngọc Lặc

Điệu vũ chốn hồng trần

"Giữa lòng thành phố xô bồ đầy khói bụi vẫn có chốn bình yên cho hàng ngàn cánh cò neo đậu". Bị hấp dẫn bởi thông tin này nên chúng tôi lập tức dọ đường tìm đến vùng đất được xem là "thiên đường" của các loài chim cò. Tại ngã tư Thủ Đức, bác tài xe ôm tuổi ngoài 50, nhiệt tình chỉ đường: "Chú đi hết đường Tăng Nhơn Phú, sau đó rẽ phải theo đường Nguyễn Văn Tăng sẽ gặp ngã ba Gò Công. Tiếp tục rẽ phải, băng qua cầu, cặp theo con đường đất đỏ khoảng 800m là đã đến vườn".

Càng đến gần vườn cò, mùi tanh nồng, ngai ngái rất cò càng thoảng quyện. Chủ nhân vườn cò là ông Tư Đê năm nay ngoài bảy mươi tuổi nhưng khí người khá phong độ. Đưa chúng tôi vào khu vườn có diện tích khoảng 10.000m2, ông Tư khoe "Lúc đầu cò về lác đác vài chục con, sau đông dần và đến đầu năm 1990 thì đông nghẹt".

Anh Bình, một hàng xóm của vườn cò, tâm tình: "Vườn cò trước đây chỉ là khu vườn tạp. Ai ngờ ngày nọ đất hoang được cò chọn làm mái nhà hạ cánh. Cùng với thời gian số lượng cò nhiều đến chóng mặt và bây giờ thì đếm không xuể…".

Mùa cò tề tựu đông nhất vào khoảng từ đầu mùa mưa đến tháng mười. Khi đó, vườn không còn trống một mảng xanh. Chỗ vòm xanh cách nơi chúng tôi quan sát chừng 50m đã thấy trắng dã dáng cò. Cò đậu lả đậu la, cò bay chấp chới trong ánh nắng chiều, cò phát ra những âm thanh lúc trong trẻo, khi ồ ê, vang vọng như một bản hợp xướng đầy ngẫu hứng rất thú vị.

Khoảng thời gian 5 - 6h chiều là thời điểm đẹp nhất trong ngày để ngắm cò. Sau một ngày túa ra trăm phương ngàn hướng đi kiếm ăn, đây là thời điểm cò về và cống hiến cho người xem nhiều vũ điệu kỳ ảo. Từ những vạt vườn xa tít và phía góc trời xanh kia, cò lũ lượt bay về tổ tạo nên những áng mây trắng lượn lờ đẹp đến vô ngần. Nắng chiều ửng đỏ, hàng vạn cánh cò lớn nhỏ với muôn sắc màu từ trắng, nâu, bông, ngà, đen, xám, lửa… đan xen vào nhau tạo thành một hợp chủng sắc màu di động tuyệt đẹp giữa khu vườn đầy xáo động.

Bí mật về những cánh chim tảo tần

Vườn cò của ông Tư Đê hiện ở vào thời kỳ sung sức. Bình quân mỗi ngày có hàng ngàn cánh cò với 19 loài quần tụ sinh sống. "Ngoài ra còn có nhiều loài chim khác qua ba mùa thu, đông, hạ tung cánh tứ phương nhưng đến mùa duy trì nòi giống thì kéo về đây xây tổ ấm, nuôi con lớn khôn rồi lại giũ cánh về ngàn xanh". Vẫn chưa hết, theo ông Tư, vườn cò còn có những loài chim sau ngày dài bạt cánh giang hồ như cuốc, bìm bịp, bồ nông cũng đổ về chốn yên bình này trú đêm, lấy sức cho ngày mưu sinh mới.

Giữa khung cảnh trời mây, sông nước man mác, còn gì thú vị hơn khi vừa ngắm cò du khách vừa được nghe ông chủ vườn cò nói chuyện về loài lông vũ được bao thế hệ người Việt xem là biểu tượng tảo tần, cam chịu của những người chị, người mẹ. Ông Tư, bảo nhỏ: "Cò là loài động vật hoang dã nhưng mang tính tập thể rất cao. Cò không bao giờ bay kiếm ăn riêng lẻ mà luôn kết với nhau thành bầy đàn đặng trông nom, bảo vệ lẫn nhau. Khi phát hiện hiểm nguy là chúng sẽ gào thét báo động cho bạn bè, láng giềng biết để đề cao cảnh giác".

Không giống như cách mớm mồi của các loài chim khác, cách mớm mồi cho con của cò mẹ rất lạ. "Sau khi kiếm mồi nuốt vào bầu diều, trở về tổ, cò mẹ cứ há miệng để cò con tự thọc mỏ vào miệng mẹ lôi ra từng con cá, con tôm". Nói đến đây, ông Tư buông một câu đầy triết lý: "Có lao động mới biết quí giá trị sức lao động. Ngay từ nhỏ đã được mẹ giũa rèn nên cò con sớm có ý thức tự lập và khi chúng đủ lông đủ cánh rồi thì cũng tảo tần như mẹ".

"Cò ruồi, cò cá, cò ma/ Cò xanh, cò quắm, cò ngà, cò sen/ Cò hương, cò bợ, cò đen/ Cò rằn, cò gián, trắng tuyền - cò hoa/ Có mấy bạn cò gần xa/ Bịp, điển, quạ, vạc, cuốc, gà, diệc, nông…".

Thấy khách mê mải chuyện cò, sau khi đọc xong mấy câu thơ do mình sáng tác về các giống cò ở vườn nhà, ông Tư tiếp tục mạch chuyện, chuyện về những con cò không nghe lời tía mẹ ham chơi để rồi lộn cổ xuống đất. Khi được vợ con ông chủ vườn đem trả lại tổ thì bố mẹ cò không nhận, quyết đuổi thẳng cổ… "Kỷ luật của loài cò khắc nghiệt hơn hẳn các loài chim khác" - ông Tư kết luận.

Màn đêm dần buông, âm thanh xáo động ở vườn cò dần chìm vào thinh lặng. Chưa đầy 2 giờ ngắm cò, lữ khách đã cảm nhận được sự bình yên, tinh khiết đến tuyệt đối tại một góc nhỏ của thành phố nổi tiếng ồn ào náo nhiệt.

Có những vùng đất ta đến một lần và nhớ mãi, vườn cò của ông Tư Đê là một nơi như vậy!

N.T.Dũng

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文